Triệu chứng đột quỵ là gì? Cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? “Khắc cốt ghi tâm” ngay 10 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ và cách ứng phó kịp thời nhằm cứu mạng bệnh nhân khi phát sinh các triệu chứng của đột quỵ não.
Đột quỵ thường diễn biến rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, trước đó cơ thể vẫn cảnh báo một số dấu hiệu đột quỵ, chỉ là nhiều khi chúng ta chủ quan, không quan tâm đến.
Trước hết, cần nhận biết sớm các triệu chứng sau để biết cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ. và cách phòng tránh, sơ cứu người có các triệu chứng đột quỵ.
Các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ như thế nào?
Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ
Nhận biết 10 dấu hiệu đột quỵ cần chú ý
Thông thường, các triệu chứng đột quỵ diễn ra và kết thúc nhanh chóng, đồng thời, dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ lặp đi, lặp lại nhiều lần. Vậy các dấu hiệu đột quỵ là gì? Làm thế nào để nhận biết hiện tượng đột quỵ?
10 dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất cần nhận biết sớm:
1. Biểu cảm gương mặt bất thường
Mặt trùng xuống, trông như đang mệt mỏi, đờ đẫn, miệng méo xẹo, nhân trung bị lệch hẳn qua một bên… là các dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Cách đơn giản nhất để kiểm tra đó là yêu cầu người đó mỉm cười, nếu nụ cười không đều, bị lệch, 1 bên miệng rủ xuống hoặc căng cứng thì đó chính là triệu chứng sớm của đột quỵ.
2. Bị tê yếu tay, chân hoặc 1 bộ phận cơ thể
Bỗng nhiên 1 bộ phận, đặc biệt là 1 bên của cơ thể, bị tê yếu là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ. Triệu chứng bệnh đột quỵ chính xác nhất là không thể cùng 1 lúc giơ 2 cánh tay lên, nếu 1 bên cánh tay bị tê yếu không thể giơ cao lên được thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
3. Không nói năng được bình thường
Nói ngọng, nói lắp, không nói được hoặc nói chậm, không có khả năng hiểu lời nói,… là những dấu hiệu có thể nhận thấy ở bệnh nhân đột quỵ. Tình trạng này là do môi và lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng do các cục máu đông xuất hiện và chèn ép các mạch máu não gây ảnh hưởng đến khả năng nói.
Để biết được chính xác hiện tượng đột quỵ, người nhà bệnh nhân có thể hỏi những câu hỏi đơn giản như: “Hôm nay là thứ mấy? Bố/mẹ/anh/chị có nhận ra con/em không?,…”. Sau đó, bạn có thể yêu cầu người bệnh nhắc lại những câu hỏi của mình. Nếu người bệnh không thể nhắc lại thì khả năng cao người đó đang có dấu hiệu đột quỵ, cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
4. Mắt không nhìn rõ
Triệu chứng bị đột quỵ có thể biển hiện ở việc thị lực giảm sút, có thể không nhìn thấy ở 1 hay cả 2 mắt hoặc mắt không thể chuyển động nhìn theo ý muốn được. Do một phần cấu trúc não bị ảnh hưởng, người bị đột quỵ sẽ gặp phải tình trạng mất thị lực một bên hoặc khả năng nhìn bị suy yếu, đồng thời mắt không thể khép kín lại như bình thường.
5. Mất thăng bằng, đi lại khó khăn
Đột nhiên người mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể sẽ diễn ra trong khoảng vài giờ hoặc 1 vài ngày sau khi cơ thể có dấu hiệu đột quỵ. Nguyên nhân là do máu không thể lưu thông đến các chi, người bệnh sẽ thấy chân tay tê mỏi, khó cử động như bình thường, khó khăn trong việc phối hợp tay chân, thậm chí không thể nhấc chân tay lên hoặc đi lại.
6. Đau đầu đột ngột không rõ nguyên nhân
Đột nhiên xuất hiện 1 cơn đau đầu dữ dội, có thể đi kèm với các cơn co giật, cũng là 1 trong các triệu chứng của đột quỵ. Đây là dấu hiệu cho thấy não bộ đang bị thiếu máu do các mạch máu không được lưu thông hoặc bị chèn ép. Vì vậy, nếu 1 người đang khoẻ mạnh mà gặp cơn đau đầu đột ngột thì cần nghĩ ngay đến nguy cơ đột quỵ.
7. Huyết áp đột ngột tăng cao
Huyết áp tăng cao bất thường có nguy cơ hủy hoại các dây thần kinh não hoặc gây rách, vỡ mạch máu, vô cùng nguy hiểm. Cao huyết áp là bệnh lý nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não, vì vậy nếu đã có tiền sử cao huyết áp, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm soát và kịp thời phát hiện khi huyết áp đột ngột tăng cao.
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ não.
Trên đây là các dấu hiệu đột quỵ thông thường khi xảy ra ở vùng não trước, ngoài ra, có 1 dạng đột quỵ khác là đột quỵ hành não, thường hiếm gặp hơn và cũng có các triệu chứng đột quỵ khác một chút đó là:
8. Hoa mắt
Đột quỵ hành não sẽ khiến người bệnh gặp các vấn đề giống như khi bị rối loạn tiền đình. Khi nhìn 1 vật sẽ bị xuất hiện ảo ảnh nhân đôi vật thể, hoặc bị nhoè, mờ, không nhìn rõ.
9. Chóng mặt
Người bệnh thường có cảm giác chao đảo, phòng như đang quay tròn xung quanh. Cảm giác này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục có thể là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ rất nguy hiểm.
10. Buồn nôn hoặc nôn
Những cơn buồn nôn bất chợt cũng là 1 triệu chứng sớm của đột quỵ cần được lưu tâm, đặc biệt khi triệu chứng này có đi kèm với 1 hoặc 1 vài dấu hiệu đột quỵ nói trên.
Trên đây là 10 dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất mà người bệnh thường gặp phải trước cơn đột quỵ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu bị đột quỵ có thể khác nhau.
Ngoài các dấu hiệu đột quỵ trên, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua trong 1 – 2 phút với các biểu hiện giống như đột quỵ. Cơn thiếu máu này là dấu hiệu cảnh báo triệu chứng đột quỵ não sắp diễn ra, có thể xuất hiện trong 1 – 2 ngày hoặc 1 tháng sau đó.
Đặc biệt, với người có tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch,… khả năng bị đột quỵ rất cao. Vì thế, khi có hiện tượng đột quỵ hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để thăm khám sớm, tránh tình trạng chủ quan sẽ có thể phải gánh chịu những hậu quả rất nghiêm trọng như chết não, liệt nửa người, liệt toàn thân hoặc thậm chí là tử vong ngay sau đó.
Xem thêm: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ
Khi có dấu hiệu đột quỵ bạn phải làm gì?
Vậy ta cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ xảy ra như trên? Nếu nhận thấy bản thân hoặc một người nào đó có các triệu chứng bệnh đột quỵ, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa từ sớm trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biện pháp phòng ngừa sớm khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ
Bên cạnh việc theo dõi tình hình sức khỏe và nhận biết sớm những dấu hiệu đột quỵ, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, không nên uống nhiều rượu bia, thuốc lá, không thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Đây là bài thuốc hiệu quả nhất giúp bạn tránh được những triệu chứng bệnh đột quỵ.
Đối với những người có các bệnh lý hoặc có tiền sử từng bị đột quỵ, ngoài thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, bạn thể thể sử dụng thêm một số loại thuốc có tác dụng phòng chống và điều trị đột quỵ.
Xem thêm: 20 cách phòng ngừa đột quỵ tai biến đơn giản, hiệu quả
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc phòng chống và điều trị đột quỵ. Một trong số những loại thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng đột quỵ chính là An Cung Trúc Hoàn. Đây là bài thuốc đông y bí truyền được sử dụng trong cung ở triều đại nhà Lê.
An Cung Trúc Hoàn được bào chế 100% từ các thảo dược quý hiếm trong tự nhiên. Sử dụng An Cung Trúc Hoàn sẽ giúp bạn phòng ngừa các triệu chứng đột quỵ não, tăng tuần hoàn máu, giúp khí huyết lưu thông, cải thiện các di chứng tai biến mạch máu não hay đột quỵ gây ra như tê liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu,… và phòng ngừa đột quỵ có nguy cơ tái phát.
An Cung Trúc Hoàn – Thuốc điều trị và phòng chống các dấu hiệu đột quỵ.
Xem thêm: Top 20 thuốc chống đột quỵ, thuốc trị đột quỵ tốt nhất hiện nay
Người thân cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?
Với bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ, mỗi phút trôi qua là vàng, càng để lâu mức độ tổn thương hệ thần kinh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tận dụng thời gian vàng trong đột quỵ là 60 phút cho bệnh nhân. Đừng chủ quan với bệnh tình của mình, ranh giới giữa sự sống và cái chết của người có hiện tượng đột quỵ rất mong manh nếu không được điều trị kịp thời.
Cách sơ cứu khi người thân có dấu hiệu đột quỵ
Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi cấp cứu đến, bạn có thể tiến hành 1 số biện pháp sơ cấp cứu ngay tại hiện trường như:
- Đặt bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao khoảng 30 độ so với mặt đất
- Nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo đang bó chặt, lưu ý sắc mặt và nhịp thở của bệnh nhân
- Theo dõi xem bệnh nhân còn tỉnh táo không hay đã rơi vào hôn mê
- Trò chuyện để trấn an tinh thần, giữ bệnh nhân tỉnh táo, còn nhận thức
- Giúp bệnh nhân trấn tĩnh lại, hít sâu và thở ra chậm, giữ nhịp thở đều đặn
- Trong trường hợp người bệnh nôn mửa, cần nghiêng đầu họ sang một bên và lập tức làm sạch các chất ói mửa đang chặn đường mũi, miệng của bệnh nhân để họ tiếp tục hít thở được bình thường
- Nếu xuất hiện tình trạng co giật, cần giữ bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, dùng đồ vật kê cao đầu, chặn miệng nạn nhân lại để phòng tránh họ tự cắn vào lưỡi
Sau khi đảm bảo đã sơ cứu đúng cách, hãy chờ nhân viên y tế đến và cần nhanh chóng hợp tác theo chỉ dẫn của họ để quá trình cấp cứu diễn ra hiệu quả nhất.
Trên đây là 10 dấu hiệu đột quỵ phổ biến và dễ nhận biết nhất. Phát hiện sớm các triệu chứng đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để bạn và người thân có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Trong trường hợp bạn còn băn khoăn không biết các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt,… của mình có phải dấu hiệu đột quỵ không, hãy gọi cho lương y Nguyễn Quý Thanh theo số Hotline: 090.170.55.66 hoặc đến trực tiếp phòng khám để Lương Y có thể kiểm tra chính xác nhất tình trạng sức khỏe hiện tại cho bạn.
Đọc tiếp: 12 dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày chớ nên xem thường