Di chứng nhồi máu não là gì? Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về 10 di chứng nhồi máu não phổ biến nhất trong tai biến mạch máu não.

Nhồi máu não là tình trạng giảm đột ngột hay ngừng cung cấp máu lên não gây tổn thương các mạch máu, các tế bào thần kinh do vậy di chứng của nhồi máu não rất nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần.

1. Di chứng nhồi máu não là gì?

Di chứng nhồi máu não là những bệnh tật để lại sau cơn tai biến nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc khiến nhu mô não bị hoại tử dẫn đến các triệu chứng và hội chứng thần kinh. Nếu dòng máu không hồi phục lại nhanh sẽ để lại những di chứng rất nặng nề cho người bệnh.

2. Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không?

Nhồi máu não chiếm khoảng 85% trong tổng số ca đột quỵ não. Nhồi máu não là căn bệnh khó phát hiện, thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, người mắc bệnh có thể sẽ bị rơi vào tình trạng liệt, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Di chứng nhồi máu não có nguy hiểm không?

Biến chứng nhồi máu não có nguy hiểm không?

Các di chứng để lại sau nhồi máu não thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng như tạo thành gánh nặng cho gia đình, người thân trong quá trình điều trị, chăm sóc mà chưa biết ngày hồi phục.

Xem thêm: Nguyên nhân của nhồi máu não?

3. 10 di chứng nhồi máu não phổ biến nhất sau tai biến

Nhồi máu não có thể khiến người bệnh bị khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào vị trí não bị tổn thương và thời gian máu ngừng cung cấp lên não.

Dưới đây là 10 di chứng điển hình của nhồi máu não gây ra:

3.1. Đột quỵ tái phát

Theo thống kê, cứ 4 bệnh nhân nhồi máu não thì sẽ có 1 người là đột quỵ thứ phát. Tức là người từng có tiền sử nhồi máu não có tỉ lệ tái phát trong vòng 5 năm là 25%.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau cơn nhồi máu não, các vùng não lành sẽ hoạt động nhiều hơn để hỗ trợ cho phần não bị tổn thương sẽ sản sinh nhiều gốc tự do hơn. Các gốc tự do này lại tấn công neuron thần kinh và các mạch máu não làm nguy cơ đột quỵ tái phát tăng cao. Điều này trở thành vòng xoắn bệnh lý khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn nếu không biện pháp phòng và chữa trị kịp thời.

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết so với nhồi máu não lần đầu, thì đột quỵ tái phát để lại hậu quả nặng nề hơn, và khả năng hồi phục cũng giảm đi đáng kể. Do vậy việc phòng chống đột quỵ tái phát đột quỵ mang ý nghĩa sống còn đối với người bệnh.

Trước tiên cần phải giải quyết nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não tiên phát như mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… bởi nếu không chữa dứt điểm, các mặt bệnh này lại là tác nhân gây đột quỵ tái phát.

Vì vậy để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần thay đổi lối sống như tập thể dục thể thao, làm việc vừa sức, tránh áp lực, tránh các stress do công việc… Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn, ăn giảm dầu mỡ, ăn ít chất ngọt các loại thực phẩm chứa nhiều muối; bổ sung nhiều rau củ, trái cây…

Xem thêm: Đột quỵ lần 2 có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát

3.2. Các bệnh lý tim mạch

Nhiều trường hợp nhồi máu não ở giai đoạn cấp tính thường gây thiếu máu ở cơ tim. Lúc này tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường nhịp tim sẽ bị rối loạn, lâu dần sẽ xuất hiện thêm nhiều bệnh lý tim mạch khác nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, tăng hoặc giảm huyết áp, rối loạn điều hòa nhịp tim.

3.3. Co giật sau nhồi máu não

Co giật là di chứng thần kinh điển hình nhất của nhồi máu não, thường xảy ra ở người cao tuổi. Tình trạng này xảy ra do não bộ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến điện xung trong não. Người bệnh có nguy cơ co giật cao khi bị tổn thương ở vùng vỏ não.

Các cơn co giật thường có những biểu hiện thông thường như:

  • Co giật toàn thân
  • Co giật một phần cơ thể
  • Giật liên tục ở khóe miệng, nháy mắt, mắt nhìn về một hướng.
  • Đột ngột chóng mặt, mất ý thức
  • Ngất không rõ nguyên nhân

3.4. Liệt vận động

Người trải qua cơn nhồi máu não thường sẽ xảy ra di chứng liệt nửa người, yếu liệt các chi,… Người bệnh sẽ cần đến sự trợ giúp của người thân để phòng tránh các nguy cơ loét ép, nhược cơ. Tuy nhiên biến chứng này hoàn toàn có thể hồi phục được nếu người bệnh chịu khó tập luyện, các bài tập vận động, cầm nắm đồ vật,…

Liệt vận động là 1 trong các di chứng nguy hiểm của nhồi máu não

3.5. Co cứng cơ

Co cứng là tình trạng tăng lên của phản xạ trương lực cơ phụ thuộc vào tốc độ kéo dãn kèm theo sự phóng đại của phản xạ gân xương do cung phản xạ cơ bị kích thích quá mức. Đây là một trường hợp rối loạn trương lực cơ do vị trí tổn thương ở dây thần kinh trung ương.

Tình trạng co cứng tạo cho người bệnh cảm giác cứng hoặc yếu, cử động nặng nề. Khi người bệnh di chuyển có cảm giác tay chân chậm chạp như có một sợi dây buộc chặt quanh cơ bắp vậy.

Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng thường xuyên cho những bệnh nhân co cứng cơ. Mới đầu có thể rất khó khăn nhưng về lâu dài phương pháp mang lại hiệu quả cho người bệnh.

3.6. Rối loạn ngôn ngữ

Đối với những người bệnh nhồi máu não bị tổn thương ở vùng đảm nhận chức năng ngôn ngữ sẽ nói được ít từ, nói ngọng, nói khó, nhiều khi mất khả năng ngôn ngữ.

  • Bệnh nhân nghe nhưng không hiểu người khác nói
  • Hoặc bệnh nhân hiểu nhưng không đáp lại được
  • Khó nói, khó diễn đạt ý muốn
  • Mất khả năng đọc, viết, đánh vần

Để cải thiện tình trạng này cần phải tích cực giao tiếp với người bệnh, luyện tập cho người bệnh nói từng từ đơn, sau đó sẽ tập nói thành những câu có nghĩa hơn, lâu dần sẽ là những đoạn hội thoại. Đặc biệt trong những lúc tập cần tạo không khí vui vẻ, tràn đầy năng lượng, gây hứng thú cho người bệnh.

3.7. Rối loạn tiểu tiện

Người bị nhồi máu não có thể bị rối loạn cơ tròn, tiểu tiện không tự chủ.

Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiểu tiện: Tiểu gấp, rỉ tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau bàng quang.

Triệu chứng khi đi tiểu (giai đoạn tống xuất): Tiểu ngập ngừng, dòng tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, rặn tiểu, tiểu khó, tiểu lâu.

Người nhà cần chăm sóc, vệ sinh cẩn thận tránh tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm loét. Luôn tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái, sạch sẽ.

3.8. Rối loạn nhận thức

Một số trường hợp di chứng sau nhồi máu não là mất trí nhớ, khả năng nhận thức giảm đi đáng kể. Nhiều người có triệu chứng về sa sút trí tuệ: hay quên, trí nhớ giảm, không nhận biết được người thân của mình, đầu óc không tỉnh táo, không định hướng được cả không gian lẫn thời gian, không hiểu ý lời người khác nói.

Người bệnh nên đọc sách, xem ti vi, tham gia một số trò chơi đòi hỏi tư duy, suy luận nhằm cải thiện trí nhớ của mình.

3.9. Suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực là một trong các biến chứng nhồi máu não nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị rối loạn thị giác sau nhồi máu não, có người mờ 1 bên mắt, có người mờ cả 2 bên.

Theo thống kê đối với bệnh nhân bị mất thị lực do nhồi máu não 1 bên, qua theo dõi 59 bệnh nhân trong thời gian trung bình 39,6 tháng người ta thấy có 22,4% tiến triển nặng đến mù vỏ não.

Khi bệnh nhân bị bệnh mắt có bán manh có giảm thị lực hoặc chưa giảm thị lực thì gợi ý có tổn thương ở vùng giao thoa thị giác đến vỏ não vùng chẩm cần khám Bác sĩ mắt và hội chẩn bác sĩ nội thần kinh, Bác sĩ ngoại thần kinh để chẩn đoán xác định và điều trị sớm.

3.10. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc

Nhiều người bệnh có di chứng sau nhồi máu não bị mất khả năng vận động hay rối loạn cơ tròn, không thể tự chăm sóc bản thân phải nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác. Lâu dần người bệnh sẽ rơi vào trạng thái khó khăn trong giao tiếp, cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình, mất ngủ, tự ti về bản thân nên sẽ tự cô lập mình gây trầm cảm, rối loạn cảm xúc…

Những lúc này sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ tạm thời làm giảm các triệu chứng song để điều trị lâu dài người bệnh cần tham gia các câu lạc bộ đột quỵ – nhồi máu não để chia sẻ, trao đổi cùng với những người có cùng hoàn cảnh, cùng nhau thay đổi thái độ sống.

Người bệnh bị nhồi máu não có thể rơi vào trạng thái khó khăn trong giao tiếp

Bài thuốc gợi ý: Bài thuốc Đông y phòng chống và điều trị tai biến nhồi máu não An Cung Trúc Hoàn

Di chứng của nhồi máu não có thể theo người bệnh suốt đời. Chính vì thế, để tránh xảy ra các biến chứng lâu dài chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh nhồi máu não và kịp thời ngăn chặn các tai biến xảy ra.