Đột quỵ có tái phát không? Vì sao đột quỵ lần 2 thường nguy hiểm hơn lần 1? Làm thế nào để phòng chống đột quỵ tái phát? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về đột quỵ lần 2các cách phòng ngừa đột quỵ tái phát hiệu quả.

Rất nhiều người coi đột quỵ là một án tử và cảm thấy rất sợ hãi, hoang mang. Chính vì vậy, sau khi qua cơn nguy hiểm rồi, cả bệnh nhân lẫn người nhà đều cảm thấy như trút được gánh nặng và bắt đầu chủ quan với căn bệnh này. Thế nhưng, liệu rằng khả năng đột quỵ não tái phát với những bệnh nhân đã từng đột quỵ rồi có cao hay không? Và đột quỵ lần 2 có nguy hiểm không?

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là tên gọi của tình trạng tổn thương não cấp tính và hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi tình trạng khởi phát đột ngột các biểu hiện các tổn thương như nhồi máu não, xuất huyết não. Đột quỵ não có nguy cơ cao ở những bệnh nhân cao huyết áp, rối loạn lipid máu, tim mạch,…

Xem thêm: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

1. Đột quỵ có tái phát không?

Như đã nói ở trên, đột quỵ não gây ra do rất nhiều bệnh lý nền. Nếu không tầm soát tốt các bệnh lý nguyên nhân này thì đột quỵ não tái phát hoàn toàn có thể xảy ra.

Tỷ lệ tái phát của tai biến lần 2 chiếm khoảng 20% trong một năm đầu và lên tới khoảng 50% trong 5 năm sau. Những năm tiếp theo, tỷ lệ này có thể gia tăng nhiều hơn.

Đột quỵ lần 2 có hay không, mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc rất nhiều vào việc tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ.

Khi đã bị tai biến rồi một điều rất quan trọng là nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, tim mạch,… thì cần tầm soát các bệnh lý này để hạn chế xảy ra tai biến lần 2.

Ngoài ra, người nhà cũng cần quan tâm đến rất nhiều từ chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, chế độ vận động. Tất cả những điều này ngoài việc sử dụng uống thuốc đúng giờ theo đơn bác sĩ ra thì cái việc mà sinh hoạt đóng vai trò không nhỏ để giúp cho tầm soát bệnh lý và phòng ngừa đột quỵ tái phát.

2. Vì sao tai biến lần 2 luôn nặng hơn lần thứ nhất?

Tai biến lần thứ nhất, nếu tình trạng tổn thương não xảy ra ở những phút đầu và bệnh nhân được đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu kịp thời trong 3 giờ vàng đột quỵ, não bị tổn thương ít và hoàn toàn có thể hồi phục.

Như vậy, một số người có thể hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ lần 1 nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách.

Ở những người tai biến lần 2, đặc biệt là có kèm theo các yếu tố nguy cơ, thì đột quỵ lần thứ hai có thể gây tình trạng tổn thương não nghiêm trọng hơn và các tế bào não sẽ khó hồi phục lại được tình trạng ban đầu và thường đi kèm với các biến chứng đột quỵ, di chứng tai biến mạch máu não nặng nề. Di chứng thường gặp nhất là liệt nửa người, rối loạn về ý thức, thậm chí sống thực vật.

Tai biến lần 2 bao giờ cũng nặng hơn lần thứ nhất.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có thể hồi phục dần ở tay, chân, sau đó có thể đi lại được. Do vậy, mức độ tổn thương tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân khác nhau và cách chăm sóc và điều trị tai biến mạch máu não để quản lý các bệnh lý nền.

Cùng với chế độ ăn uống, chế độ vận động cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ.

Có thể nói rằng tất cả những yếu tố trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai biến lần 2 và nếu đột quỵ não tái phát có xảy ra thì tổn thương não và di chứng cũng nhẹ hơn, bớt gánh nặng cho, bản thân, gia đình và xã hội.

Xem thêm: Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến

3. Đột quỵ não tái phát có phục hồi được không?

Để hồi phục chức năng của người bệnh sau tai biến phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nếu bệnh nhân bị tai biến mà không được sơ cấp cứu kịp thời, người nhà nghĩ rằng bệnh nhân bị cảm, thậm chí cho uống thuốc rồi tự điều trị ở nhà. Sau đó tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí bệnh nhân đã hôn mê mới đưa đến bệnh viện thì đã quá muộn. Chúng ta bỏ qua giai đoạn đầu quan trọng để phục hồi đó là thời gian vàng trong đột quỵ.


Có những trường hợp bệnh nhân liệt hoàn toàn kèm theo rối loạn ý thức hay rối loạn cơ tròn, tức là bệnh nhân đi vệ sinh hoàn toàn không tự chủ, và hoàn toàn phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người nhà.

Nhưng cũng có trường hợp liệt nhẹ và bệnh nhân có thể tự chăm sóc, tự phục vụ được, kết hợp với tập luyện có thể dần đi lại được, sau đó là khôi phục hoàn toàn.

Như vậy, khả năng phục hồi của bệnh nhân sau tai biến lần 2 phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Cấp cứu đột quỵ kịp thời, đúng cách
  • Điều trị các bệnh lý nguyên nhân đột quỵ
  • Luyện tập phục hồi chức năng sau đột quỵ

Đọc nhiều: Cách sơ cứu khi bị đột quỵ, tai biến

4. Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát

4.1. Kiên trì điều trị các bệnh lý nguy cơ

Ở những người đã bị tai biến lần 1 và được xác định nguyên nhân là do các bệnh lý nền thì cách phòng ngừa đột quỵ tái phát là kiên trì điều trị để kiểm soát tốt nguy cơ dẫn đến tai biến lần 2.

Ví dụ bệnh nhân bị cao huyết áp sau 1 thời gian uống thuốc thấy chỉ số huyết áp ổn định thì tự ý bỏ thuốc hoặc giảm dần liều dùng. Tuy nhiên, bệnh cao huyết bệnh nhân phải sử dụng thuốc cả đời và sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.

4.2. Khám sức khỏe định kỳ

Khi đã bị tai biến lần 1 rồi thì nguy cơ dẫn đến tai biến lần 2 là rất cao. Vì vậy bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám tại cơ sở y tế khi có các bất thường về sức khỏe và để tầm soát nguy cơ đột quỵ não tái phát.

Ví dụ bệnh nhân cao huyết áp khi thấy huyết áp cao bất thường hoặc huyết áp dần ổn định cần đến cơ sở y tế để bác sỹ chỉ định thay đổi thuốc, liều lượng phù hợp hoặc có thể phối hợp thêm thuốc khác để kìm hãm tăng huyết áp.

4.3. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Để phòng chống đột quỵ tái phát thì 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối có đủ 4 nhóm chất: đạm, mỡ, đường và chất xơ.

Đối với những người có nguy cơ tai biến lần 2, nên ăn chế độ ăn thanh đạm, giảm bớt lượng muối, ăn nhiều các chất xơ, hoa quả để cung cấp vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, nên giảm tiêu thụ các các loại thịt, mỡ từ động vật và nên thay bằng protein từ cá,  loại hạt.

Ngoài ra, nên hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia và giảm bớt sử dụng cà phê.

Xem thêm: Người bị tai biến nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng cho người tai biến

4.4. Sử dụng thuốc phòng chống đột quỵ

Trong Đông y hay y học cổ truyền thì có rất nhiều các thuốc phòng chống đột quỵ, tai biến, như các bài thuốc có tác dụng làm giảm mỡ máu, bài thuốc hành khí hoạt huyết, bài thuốc điều hòa huyết áp,…

Tuy nhiên trong Đông y còn có những thuốc có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, từ những thảo dược đó chính là An Cung Trúc Hoàn của Lương y Nguyễn Quý Thanh ở Thái Nguyên – hậu duệ của những Thái y Triều Lê. Thuốc An Cung Trúc Hoàn được bào chế từ các vị thuốc quý trong nước nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

An Cung Trúc Hoàn có công dụng phòng chống đột quỵ, điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến. Thuốc đã được BỘ Y TẾ cấp giấy phép lưu hành theo số thứ tự 44/SYT theo quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2019.

Đặc biệt, An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc duy nhất trên thị trường hiện nay có chứng nhận lâm sàng công nhận hiệu quả chữa bệnh đột quỵ, tai biến thực sự. Theo nghiên cứu lâm sàng trên 1.000 người bị đột quỵ não, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, nhũn não,… đều cải thiện sau 7-10 ngày sử dụng An Cung Trúc Hoàn.

Ngoài ra, thuốc được sản xuất tại Việt Nam và phân phối trực tiếp không qua trung gian nên tuyệt đối không có hàng giả, hàng nhái như các thuốc nhập khẩu.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tai biến lần 2 hay các vấn đề về đột quỵ não tái phát, tai biến mạch máu não, hãy gọi đến số 090.170.55.66 để được Lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn kỹ càng về tình trạng bệnh trước khi đặt mua thuốc.