Thời tiết nắng nóng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng đột quỵ não ở người lớn và cả trẻ nhỏ tăng mạnh. Đột quỵ do nắng nóng nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Đột quỵ ngày nắng nóng dễ khiến bệnh nhân bị chìm vào tình trạng hôn mê và cần được cấp cứu trong thời gian sớm nhất và đúng cách. Vậy tại sao nắng nóng thường dễ gây đột quỵ não?

Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ não

1. Nguyên nhân vì sao nắng nóng đột quỵ dễ xảy ra hơn?

Khi trời nắng nóng, cơ thể sẽ điều hoà để đáp ứng với nhiệt độ của môi trường. Muốn điều hoà nhiệt độ đó thì da và các lỗ chân lông sẽ giãn rộng để mồ hôi thoát ra điều hoà thân nhiệt.

Nhưng nếu thời tiết quá nóng, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột, cơ thể sẽ không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng say nắng, say nóng và người ta sẽ cảm thấy nhức đầu.

Ngoài ra, khi ra nhiều mồ hôi cơ thể sẽ mất nước, nếu chúng ta không bù nước và điện giải kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mạch máu sẽ bị co lại làm huyết áp tăng cao. Đây là nguyên nhân nắng nóng có thể dẫn đến tai biến não.

Những ngày thời tiết nắng nóng đột quỵ thường xảy ra nhiều hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết người đang bị đột quỵ do nắng nóng

Những dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng đầu tiên là bệnh nhân phải tiếp xúc với nắng nóng  hoặc ở trong nhà nhưng do cơ thể điều hoà nhiệt độ không phù hợp.

Các biểu hiện đột quỵ do nắng nóng và đặc biệt là với người làm việc ở ngoài trời sẽ có các dấu hiệu đầu tiên như sau:

  • Da toàn thân đỏ rực, mồ hôi ra nhiều bất thường
  • Bệnh nhân nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn nôn, thậm chí có thể ngất đi
  • Dấu hiệu nặng hơn gọi hỏi bệnh nhân không biết, hôn mê sâu, hoặc liệt tay chân

Khi nhận thấy các biểu hiện đột quỵ do nắng nóng trên cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để can thiệp kịp thời.

Sơ cấp cứu kịp thời có thể giúp cho bệnh nhân tránh được tử vong, sau đó nếu sống được sẽ giúp hạn chế những di chứng. Sơ cứu đột quỵ phải làm ngay không thể chần chừ, không thể đợi cho người bệnh là giảm bớt các triệu chứng này, giảm bớt các triệu chứng kia rồi mới đưa đi cấp cứu.

Nới rộng quần áo để cho bệnh nhân hạ nhiệt từ từ rồi để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên. Nếu như có biểu hiện nôn thì chúng ta có thể tránh những thức ăn đó để mà rơi vào vùng hô hấp thì cực kỳ nguy hiểm. Cho nên chúng ta phải nhớ một cách tức là phải khẩn trương đưa bệnh nhân đi đến nơi cấp cứu.

Xem thêm: Cách sơ cứu đột quỵ kịp thời, đúng cách, hạn chế di chứng

Sơ cứu đột quỵ đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tránh được tử vong và hạn chế di chứng.

3. Những biến chứng có thể gặp phải khi bị đột quỵ ngày nắng nóng

Đột quỵ để lại những hệ lụy rất nghiêm trọng đối với bệnh nhân. Thống kê cho thấy trong những ca mắc đột quỵ, có tới 50% trường hợp tử vong và 40% thì để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến tinh thần cũng như cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất như:

  •  Bán thân bất toại hay liệt nửa người: Chiếm tới 90% các di chứng của tai biến để lại cho bệnh nhân. Bệnh nhân đi lại, ăn uống khó khăn và phải phụ thuộc vào người nhà.
  • Rối loạn ngôn ngữ, không nói được: Có người thì nói ngọng, có người khó nói và rối loạn ngôn ngữ như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và vấn đề giao tiếp của người bệnh.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Những người bị bán thân bất toại nặng, nằm lâu có thể bị loét các điểm tì, ví dụ như là ở vùng mông, gót chân và đặc biệt là bị rối loạn đại tiểu tiện nữa thì các vùng da bị lở loét rất khó liền và rất dễ nhiễm khuẩn.
  • Dễ bị mắc thêm các bệnh khác: Người bị đột quỵ, nằm liệt lâu thường có sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm các bệnh khác, nhất là viêm phổi.

Xem thêm: Di chứng nặng nề của đột quỵ, tai biến mạch máu não và các cách hỗ trợ phục hồi

Đột quỵ để lại di chứng rất nặng nề cho bệnh nhân và người nhà chăm sóc.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ do nắng nóng là ai?

Các tế bào não có chức năng rất quan trọng đối với sự sống của mỗi người, vì vậy não có nhu cầu về oxy cũng như các dinh dưỡng rất cao và phải đảm bảo một cách liên tục, nó rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Khi bị đột quỵ, hệ luỵ của tai biến mạch máu não để lại những di chứng rất trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Theo nghiên cứu thống kê, đột quỵ đứng thứ 3 trong các bệnh gây ra tử vong, trên thế giới cứ 6 người bình thường thì có 1 người có khả năng đột quỵ trong đời và cứ 6 giây thì có 1 người tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ nguy hiểm như thế, vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ?

4.1. Người cao tuổi

Đối tượng đầu tiên có nguy cơ cao bị đột quỵ phải kể đến là người cao tuổi. Trước đây, theo thống kê khoảng 2/3 số người bị đột quỵ ở độ tuổi trên 65. Nhưng gần đây người ta thấy rằng, với tỷ lệ 2 phần 3 đó độ tuổi lại thấp hơn, tức là trẻ hoá hơn. Độ tuổi này hiện nay là 50-60 tuổi đã có nguy cơ bị đột quỵ.

Nguyên nhân là do quá trình lão hoá của con người, đây là một quy luật tự nhiên khắc nghiệt. Khoa học hiện đại đã tìm ra bản chất sâu xa của sự lão hoá là do các gốc tự do làm tổn thương đến các mạch máu, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, hẹp động mạch, tình trạng huyết khối,…

Ngoài ra, người cao tuổi các cơ quan tạng phủ suy yếu, đặc biệt dễ bị suy tim dẫn đến đột quỵ.

Người cao tuổi là những đối tượng dễ bị đột quỵ do năng nóng.

4.2. Người mắc bệnh về tim mạch

Những người có bệnh tim mạch cũng như bệnh về mạch vành sẽ có nguy cơ đột quỵ do nắng nóng cao hơn. Đối với cả cơ thể chúng ta thì mạch máu là con đường để dẫn máu đưa dinh dưỡng tới các cơ quan.

Nhưng do tuổi tác hoặc do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, mạch máu có thể bị già hoá đi, dễ tổn thương, các mảng canxi bám vào thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch. Khi lưu thông khí huyết kém, cơ quan đích, nhất là não bộ được cung cấp oxy và năng lượng sẽ bị thiếu đi.

4.3. Người bị rối loạn cholesterol (mỡ máu)

Những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá và đặc biệt là rối loạn cholesterol có nguy cơ đột quỵ ngày nắng nóng cao.

Rối loạn cholesterol máu hay còn gọi là mỡ máu sẽ dẫn đến tình trạng Cholesterol trong máu tăng, hoặc có thể là trong Cholesterol có phân tử lượng thấp tăng lên.

Quá trình chuyển hoá Cholesterol sinh ra rất nhiều các gốc tự do và các gốc tự do lại làm tổn thương đến thành mạch và như vậy lại dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch và khi xơ vữa động mạch thì sẽ kéo theo một loạt các bệnh lý khác trong đó có cả đột quỵ não.

4.4. Người bị cao huyết áp

Những người bị cao huyết áp hoặc là những người chịu áp lực cao trong công việc hằng ngày (stress) sẽ gây co thắt các mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Khi huyết áp tăng thì các mạch máu luôn luôn phải chịu một áp lực rất lớn, thường xuyên như vậy làm các mạch máu yếu đi, dễ vỡ hơn hoặc khi huyết áp tăng, dòng máu có thể đẩy theo các mảng vữa, các huyết khối lên mạch máu não, gây tắc nghẽn dẫn đến tình trạng nhồi máu não.

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

4.5. Người bị tiểu đường

Một đối tượng nữa phải nói đến đó là rối loạn chuyển hoá đường. Với những người tiểu đường thì chỉ số đường huyết luôn tăng và kéo dài liên tục, cho nên độ nhớt của máu tăng làm tăng tập kết hồng cầu tạo thành các cục máu đông.

Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hoá đường thường liên quan đến rối loạn chuyển hoá mỡ và tăng huyết áp. Vì vậy bệnh nhân bị tiểu đường thường bị đột quỵ, nhất là khi thời tiết nắng nóng.

Ngoài ra, còn 1 số yếu tố khác như yếu tố di truyền, giới tính, yếu tố hành vi, thói quen ăn uống, sinh hoạt,… cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết chi tiết về vấn đề này: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

5. Các biện pháp phòng chống đột quỵ do nắng nóng

Khi xảy ra cơn đột quỵ do nắng nóng, người nhà cần bình tĩnh xử lý tình huống một cách bài bản và theo đúng quy trình thì vẫn có khả năng điều trị tai biến liệt nửa người.

Mặc dù bệnh đột quỵ nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng chống được bằng cách kiểm soát tình trạng sức khoẻ tổng thể đặc biệt đối với những bệnh lý nền như: huyết áp, tim mạch, mỡ máu và tiểu đường,…

Xem thêm: 5 cách phòng ngừa đột quỵ tai biến cực đơn giản hiệu quả không ngờ

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thuốc chống đột quỵ để làm giảm nguy cơ và ngăn ngừa đột quỵ từ sớm.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc quý giúp phòng chống và điều trị tai biến, đột quỵ hiệu quả.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y có cả 3 công dụng phòng chống đột quỵ, điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả cao và an toàn.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các kiến thức cần biết về nguyên nhân đột quỵ do nắng nóng, triệu chứng và cách phòng chống đột quỵ ngày nắng nóng hiệu quả, đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ tai biến cao. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!