Đột quỵ rất nguy hiểm nhưng đột quỵ trong lúc ngủ còn có khả năng gây tử vong cao hơn bất cứ thời điểm nào. Vậy tại sao đột quỵ khi ngủ lại nguy hiểm, nguyên nhân và dấu hiệu đột quỵ khi ngủ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để có các biện pháp phòng tránh đột quỵ khi ngủ hiệu quả nhé!

1. Tại sao đột quỵ khi ngủ lại nguy hiểm?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình não bị tổn thương do lượng máu cung cấp cho não trở nên bất thường (đột ngột tăng hoặc giảm) dẫn đến việc lượng oxy đưa lên não bị thiếu trầm trọng.

Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ

Theo Hiệp hội Đột quỵ Thế giới, mỗi năm trên thế giới có 200.000 người bị đột quỵ nhưng chỉ rất ít bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn. Những di chứng sau đột quỵ để lại có thể là liệt nửa người, khó vận động, mất trí nhớ,…

Vậy nên bệnh nhân có thể trở thành gánh nặng của gia đình do phải điều trị lâu dài và muốn hồi phục sau đột quỵ cần có người thân hỗ trợ tích cực.

Theo thống kê, cứ 3 phút lại có một người tử vong vì đột quỵ và nằm trong top đầu những bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Đột quỵ trong lúc ngủ nguy hiểm vì khả năng phát hiện bệnh khó hơn các thời điểm khác.

Có thể thấy đột quỵ thực sự rất nguy hiểm nhưng đột quỵ khi ngủ lại mang nhiều tiềm ẩn đáng sợ hơn vì khả năng phát hiện bệnh vào thời điểm đó rất khó.

Đột quỵ trong lúc ngủ thường xảy ra vào ban đêm, khi mọi người đều đang ngủ say nên dù là người nằm ngay cạnh cũng không thể phát hiện ngay khi người bệnh khởi phát bệnh.

Bởi vậy người bị đột quỵ khi ngủ dễ có khả năng tử vong hoặc phải chịu những di chứng nặng nề vì bệnh diễn biến rất nhanh và chỉ có 3 giờ vàng trong đột quỵ để bệnh nhân có thể được cứu chữa kịp thời.

Do đó, đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm vì khả năng cứu chữa và bình phục rất thấp, tỉ lệ tử vong cao hơn bất cứ thời điểm bị đột quỵ nào khác.

2. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ là gì?

Đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm nhưng lại có những dấu hiệu nhận biết rất đặc trưng. Bởi vậy trước khi ngủ cần xác định xem bản thân có những dầu hiệu bất thường nào sau đây:

  • Đau thắt vùng ngực hoặc vùng trước tim, bởi các triệu chứng bệnh liên quan đến tim mạch có nguy cơ rất cao gây đột quỵ.
  • Chuột rút khi ngủ nhiều khi có thể do thiếu canxi, nhưng cũng có thể là hậu quả của việc hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ trong lúc ngủ.
  • Tê bì chân tay không rõ nguyên nhân cũng có nhiều tiềm ẩn gây đột quỵ khi ngủ do các cục máu đông đang dần hình thành gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở lưu thông khí huyết mà người bệnh không hề hay biết.
  • Đau đầu chóng mặt, giấc ngủ không sâu, cơ thể mệt mỏi cũng có thể là biểu hiện của tình trạng các cục máu đông đang hình thành.

Tê bì chân tay là 1 trong các dấu hiệu đột quỵ khi ngủ.

Xem thêm: Cảnh báo 10 triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ bạn không nên bỏ qua

3. Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ trong lúc ngủ

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ được hình thành từ nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân gây đột quỵ trong lúc ngủ được hình thành bởi những yếu tố đặc trưng sau:

3.1. Sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi ngủ

Uống rượu bia nhiều hơn 2 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn gấp nhiều lần.

Lạm dụng rượu bia nhiều không chỉ khiến men gan tăng mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp, mạch máu dễ bị tổn thương hơn đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch dẫn và có thể dẫn đến đột quỵ trong lúc ngủ.

Bởi vậy, việc uống rượu bia trước khi ngủ rất nguy hiểm, vì huyết áp tăng đột ngột sau đó dễ khiến tình trạng đột quỵ khi ngủ xảy ra

3.2. Thói quen ăn đêm

Ăn đêm cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng đột quỵ khi ngủ xảy ra. Vì thói quen không tốt này sẽ làm nồng độ lipid máu tăng vượt tiêu chuẩn từ việc dung nạp quá nhiều những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: mì tôm, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước uống có ga… đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch làm tắc mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

3.3. Sử dụng quá nhiều các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Lạm dụng các thiết bị điện quá nhiều thời gian trong một ngày dễ gây mất ngủ, làm cơ thể mệt mỏi vì lúc nào bạn cũng ở trong tình trạng thiếu ngủ. Theo chuyên gia của đại học Y khoa Icahn Hoa Kỳ, một đêm chỉ ngủ 4 tiếng sẽ làm bạn bị tăng 83% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ đủ 8 tiếng.

Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ.

3.4. Thay đổi tâm trạng bất thường

Tâm trạng không ổn định, phấn khích thất thường trước khi ngủ cũng là một tác nhân khiến tình trạng mất ngủ xảy ra, khiến có thể tiết ra nhiều hormone adrenaline làm huyết áp tăng từ đó có thể dẫn đến đột quỵ trong lúc ngủ.

4. Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ

Biết được nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ chúng ta sẽ có các biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh đột quỵ khi ngủ phù hợp.

Dưới đây là các cách phòng ngừa đột quỵ khi ngủ hiệu quả:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không ăn tối quá muộn, ăn đêm hay tiêu thụ thức ăn nhanh, các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý, đọc sách báo trước khi ngủ thay vì sử dụng điện thoại, máy tính.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống, có thể dành 1 vài phút thiền định trước khi ngủ để giữ tinh thần ổn định.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, thường xuyên vận động, tăng cường tập thể dục…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là một cách phòng ngừa đột quỵ khi ngủ hiệu quả.

Xem thêm: 20 cách phòng ngừa đột quỵ tai biến đơn giản, hiệu quả

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.

Cùng với những biện pháp trên, chúng ta nên sử dụng thuốc phòng chống đột quỵ để giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, đặc biệt là với những người đang có các bệnh lý nền gây đột quỵ như cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường,…

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y có tác dụng phòng chống, điều trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ hữu hiệu được nhiều người tin dùng.

Thuốc được bào chế 100% từ thảo dược và các linh dược quý hiếm như: Sỏi mật bò, Ô rô, Đảng sâm, Trúc hoàng, Nấm linh xanh, Địa Long,… vô cùng an toàn khi sử dụng.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y có công dụng ngăn ngừa và điều trị tai biến hiệu quả.

Thuốc có tác dụng chống đông máu làm lưu dẫn máu đều đặn. Bên cạnh đó thuốc còn điều hòa huyết áp giúp làm giảm áp lực của máu lên thành mạch, tăng độ bền thành mạch làm giảm nguy cơ đột quỵ trong lúc ngủ.

Đặc biệt, An cung Trúc Hoàn đã được chứng nhận lâm sàng có hiệu quả phòng chống và điều trị đột quỵ thực sự và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Trên đây là những kiến thức rất cần thiết để bạn có thể phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ. Hãy chia sẻ và lan tỏa những kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình bạn bằng cách chia sẻ bài viết để phòng tránh đột quỵ khi ngủ nhé!