Không có nhiều người hiểu rõ ràng về 2 khái niệm đột quỵ não và đột quỵ tim. Cả 2 đều được gọi là đột quỵ, vậy làm thế nào để phân biệt được đột quỵ não và đột quỵ tim? Đọc ngay bài viết sau đây để có đầy đủ thông tin về sự khác nhau, biểu hiện cũng như các cách điều trị phù hợp cho từng thể đột quỵ nói trên.

1. Đột quỵ tim là gì?

Như chúng ta đã biết, cơ thể cần có sự co bóp máu của tim đều đặn để đẩy máu vào trong lòng mạch, rồi máu vận chuyển đến các cơ quan gọi là cơ quan đích để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới đó. Sau đó tim lại hút máu có chứa CO2 đem về phổi để trao đổi lại.

Như vậy, nếu trái tim và lòng mạch có vấn đề thì sẽ đem đến nhiều ảnh hưởng lớn lao và tổng thể tới sức khỏe của mỗi người.

Khi tuổi tác cao hoặc bị tăng huyết áp, cơ tim yếu đi, sự co bóp của tim kém, đồng thời tình trạng mỡ máu hoặc cục máu đông hình thành trong lòng mạch gây hẹp động mạch vành, dẫn đến tình trạng dinh dưỡng của các tế bào cơ tim kém đi, tim sẽ suy yếu dần.

Bên cạnh đó, khi huyết áp tăng thì trái tim luôn luôn phải lao động vất vả hơn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, mạch nhanh, mệt mỏi, khó thở, ho, thậm chí ho ra đờm có máu.

Tình trạng thiếu máu và tắc nghẽn động mạch vành sẽ gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim, hay còn gọi là đột quỵ tim. Nhồi máu cơ tim làm cho tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy đầy đủ, dẫn đến suy tim, thậm chí tử vong do đột quỵ tim.

2. Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não là tình trạng giảm hoặc ngưng một cách đột ngột dòng máu cung cấp cho tổ chức, bộ phận não, đồng nghĩa là các tế bào não sẽ bị tổn thương và có thể sẽ bị hủy hoại và bị chết đi. Lúc đó thì chức năng của não, kể cả các chức năng về vận động, ý thức và tất cả mọi hoạt động của cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Như vậy, tình trạng thiếu máu não cũng sẽ dẫn đến đột quỵ não và cả 2 bệnh đột quỵ não và đột quỵ tim đều xảy ra ở 2 cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể. Nói chung, các bệnh về tim mạch thì các triệu chứng rất từ từ và mờ nhạt, đến khi có các dấu hiệu rõ ràng rồi thì bệnh đã nặng và khi đó việc điều trị cũng gặp khó khăn và tốn kém hơn nhiều.

Xem thêm: Tại sao lại có cục máu đông trong não?

3. Phân biệt đột quỵ não và đột quỵ tim như thế nào?

Điểm chung của đột quỵ não và đột quỵ tim là đều biểu hiện của sự mất dòng máu để nuôi đến các cơ quan đó.

  • Khi mất máu đến tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Tim không có oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ tim sẽ dẫn đến suy tim, đột tử.
  • Với đột quỵ não thì não bộ cũng bị mất hoặc giảm bớt dòng máu lên não và gây ra các di chứng đột quỵ não nặng nề.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến đột quỵ não và đột quỵ tim đều bắt nguồn từ các vấn đề như chỉ số mỡ máu cao làm hình thành các mảng bám bên trong thành mạch, làm hẹp động mạch hoặc các cái cục máu đông hình thành bên trong mạch máu sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.

Một điểm giống nhau nữa là cả 2 bệnh đều được gọi là đột quỵ, tức là việc cấp cứu cần phải rất nhanh. Có 1 khái niệm trong cấp cứu đột quỵ là “giờ vàng” thì cả hai bệnh đột quỵ tim vào đột quỵ não đều cần được cấp cứu tại thời gian vàng trong đột quỵ

Và ngay cả trong các phác đồ điều trị của đột quỵ não và đột quỵ tim về cơ bản đều phải nhanh chóng cung cấp máu trở lại cho hai cơ quan đó, tiếp theo là điều trị các bệnh lý nguyên nhân gây đột quỵ như cao huyết áp, đường máu, mỡ máu,…

Nhưng cũng có sự khác biệt giữa đột quỵ não và đột quỵ tim như:

  • Về mặt vị trí tổn thương: Đột quỵ não do tổn thương ở não, đột quỵ tim do tổn thương, suy tim.
  • Về di chứng: Tổn thương não thường nếu xảy ra tai biến ở bên phải thì cơ quan bị liệt, những di chứng xuất hiện ở bên trái và ngược lại. Còn với đột quỵ tim, các di chứng thường để lại các di chứng ảnh hưởng đến toàn thân.

Một lưu ý là khi đột quỵ xảy ra ở tim, sức co bóp của tim không có đủ để đưa máu lên não cũng làm não bị tổn thương và dẫn đến hôn mê. Vì vậy, đột quỵ tim và đột quỵ não giai đoạn cuối cùng của cơn đột quỵ đều dẫn đến tình trạng hôn mê.

Xem thêm: Cách sơ cứu người bị đột quỵ tai biến

4. Các triệu chứng điển hình nhất của đột quỵ não và đột quỵ tim là gì?

Các triệu chứng nào là điển hình nhất của hai tình trạng bệnh đột quỵ não và đột quỵ tim? Có những dấu hiệu nào để giúp cho người bệnh nhận biết được 2 dạng bệnh này?

Đột quỵ não khi các tế bào não thiếu máu dẫn đến đột quỵ sẽ gây chèn ép vào các cơ quan như:

  • Về mặt thị lực: Gây giảm thị trường hoặc đen thị trường như: nhìn không rõ hoặc mờ đi.
  • Về ngôn ngữ: Làm ảnh hưởng đến khả năng nói như: nói ngọng, khó nói, khó phát âm.
  • Về mặt thần kinh: Ảnh hưởng đến khả năng nhận biết.
  • Về mặt vận động: Gây rối loạn vận động như: một nửa cơ thể bị giảm vận động, thậm chí là liệt.
  • Về mặt ý thức: Cơn đột quỵ nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời sẽ gây rối loạn ý thức và hôn mê.

Đối với đột quỵ tim thì triệu chứng khởi phát ngay từ trước ngực ở vị trí của tim, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các cơn tức ngực, sau đó đến đau nặng, và đến cơn đột quỵ tim sẽ đau ghê gớm. Bệnh nhân thường phải ôm tim và cảm giác đau vùng ngực trầm trọng.

Sau đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, vã mồ hôi và mệt lả đi. Nếu không cấp cứu kịp thời, đột quỵ tim chuyển sang giai đoạn thiếu máu não, thiếu oxy não sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê.

5. Cách sơ cứu, cấp cứu người đột quỵ như thế nào?

Có một câu thơ rất gần gũi thế này:

“Méo cười, ngọng nói, xuôi tay

Mau gọi cấp cứu đi ngay đừng chờ.”

Những câu thơ này rất dễ hiểu, dễ nhớ khi cấp cứu tình trạng đột quỵ mà không cần phải nhắc nhiều đến vấn đề giờ vàng hay thời gian vàng trong đột quỵ. Trong vòng 3 tiếng sau khi xảy ra cơn đột quỵ người nhà cần đưa bệnh nhân tiếp xúc với các trung tâm y tế càng sớm càng tốt.

Các thầy thuốc sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị đúng đắn để xác định đột quỵ là thể nhồi máu não hay xuất huyết não, qua đó sẽ có phác đồ điều trị nhanh chóng, phù hợp để hạn chế tử vong cũng như hạn chế di chứng sau khi đột quỵ.

6. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện khi bị đột quỵ não và đột quỵ tim có khác nhau không?

Khi bị đột quỵ não và đột quỵ tim thì có sự khác nhau về vấn đề dinh dưỡng và luyện tập hay không?

Đối với trường hợp bị đột quỵ não thì thường dẫn đến các di chứng như liệt chi, liệt mặt, khó ăn, khó nuốt, thậm chí nếu ăn uống không cẩn thận, thức ăn rơi vào đường thở có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đột quỵ não phải tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai biến mà người nhà cần có cách chế biến và cách cho ăn phù hợp.

Về mặt luyện tập thì có khác nhau giữa đột quỵ não và đột quỵ tim không?

Có 3 hướng chung của đột quỵ não: Một là thể nặng, bệnh nhân thường tử vong ngay, thứ hai là trong vài ngày sau thì tình trạng càng ngày càng nặng lên, rồi sau đó cũng tử vong. Một trường hợp nữa, tức là trường hợp thứ ba, bệnh nhân dần hồi phục lại, tỉnh về mặt ý thức, tuy nhiên vấn đề vận động có thể vẫn còn di chứng tùy theo vị trí và mức độ tổn thương não.

Ví dụ, đối với chế độ luyện tập của những người bị đột quỵ não nặng, bệnh nhân không tự chủ được vận động nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà.

Còn đối với trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân có thể bán chủ động hoặc bán bị động chẳng hạn thì người bệnh cần tập vận động nhờ sự trợ giúp của người chăm sóc và bệnh sẽ hồi phục dần dần.

Với trường hợp thứ 3 là trường hợp nhẹ, người nhà chỉ cần chú ý xung quanh, không để bệnh nhân bị ngã khi tập luyện.

Đối với đột quỵ tim thường sẽ gây ra di chứng toàn thân, người bệnh ban đầu tập luyện cần bắt đầu nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của người nhà hoặc nhân viên y tế, sau đó tăng dần mức độ tập và giảm dần sự phụ thuộc vào những người xung quanh.

Đột quỵ tim và đột quỵ não cũng giống nhau là luyện tập, điều trị cần sự kiên trì, từ từ vận động phù hợp với sức khỏe của mình, không được nôn nóng vì nhiều khi “dục tốc bất đạt”. Tuy nhiên tập luyện cũng cần có sự cố gắng thì mới có kết quả tích cực.

7. Cách phòng chống đột quỵ não, đột quỵ tim như thế nào?

“Phòng bệnh một đồng, chữa bệnh ngàn đồng”, vì vậy việc phòng ngừa đột quỵ là việc rất quan trọng và nên làm, khi có bệnh nên chữa bệnh sớm còn hơn là để nặng vừa khó điều trị, hồi phục để lại hậu quả nặng nề và gây tốn kém chi phí hơn rất nhiều.

7.1. Hạn chế hút thuốc hoặc cai hẳn thuốc lá

Bỏ hút thuốc lá được tuyên truyền rất nhiều trên các phương tiện thông tin, nhưng nhiều người vẫn hút thuốc. Nếu có thể hạn chế hoặc là bỏ hẳn hút thuốc lá thì bạn đã cứu được chính mình khỏi các vấn đề sức khỏe tim mạch. Hút thuốc lá gây co thắt mạch, dẫn đến cao huyết áp và đây là căn bệnh hàng đầu gây đột quỵ.

7.2. Hạn chế rượu bia, chất kích thích

Theo thống kê của ngành Y tế công bố, người Việt Nam tiêu thụ hằng năm thì nó quá lớn  Vậy thì nếu chúng ta hạn chế được tình trạng bia rượu cũng đã giúp cho tình trạng người bệnh tim mạch nó cũng sẽ tốt hơn rất nhiều.

7.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Về dinh dưỡng, nên tăng cường các loại rau củ quả, hạn chế ăn muối, nên ăn vừa phải, nhạt đi một chút sẽ góp phần để chống các gốc tự do, bởi vì các tổn thương não và tim mạch liên quan rất nhiều đến vai trò của gốc tự do.

7.4. Duy trì luyện tập đều đặn

Về chế độ luyện tập, mỗi ngày hoặc mỗi tuần chúng ta dành ra từ 3 đến 5 ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút để luyện tập đều đặn,  với các bài tập phù hợp.

7.5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Còn một vấn đề nữa là kiểm tra sức khỏe định kỳ để chúng ta tầm soát các bệnh, ví dụ như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp ,… để đẩy lùi những bệnh đó. Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng thể để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân.

7.6. Chế độ sinh hoạt điều độ

Các bạn nên làm việc khoa học, tránh yếu tố stress sẽ làm giảm nguy cơ tai biến, bạn cũng bớt lo gặp phải các di chứng.

8. Thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn – Phòng và điều trị đột quỵ não và đột quỵ tim hiệu quả

Như đã nói ở trên, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… là các bệnh gây ra các tổn thương thành mạch, tạo điều kiện cho mỡ máu, canxi,… bám vào tạo thành các mảng bám trên thành mạch máu dẫn đến tình trạng hẹp động mạch, lưu thông máu kém đi.

Ngoài ra, các tổn thương trên thành mạch cũng tạo điều kiện hình thành các cục máu đông (huyết khối) gây tắc thành mạch, giảm lưu thông máu hoặc cục máu đông có thể bong ra và di chuyển lên não gây đột quỵ não.

Vì vậy, cần áp dụng biện pháp phòng chống nói chung kết hợp với sử dụng thuốc giúp hỗ trợ đẩy lùi nguy cơ đột quỵ não và đột quỵ tim.

An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm từ Đông y, thuốc làm tan cục huyết khối, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong lòng mạch máu, loại bỏ các mảng bám, thông sạch lòng mạch, tăng cường sự dẻo dai cho mạch máu não. Chính vì vậy, An Cung Trúc Hoàn có khả năng phòng chống và điều trị đột quỵ não và đột quỵ tim hiệu quả.

Xem thêm: Giới thiệu bài thuốc An Cung Trúc Hoàn

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn phân biệt được 2 khái niệm là đột quỵ não và đột quỵ tim, căn nguyên gây bệnh và từ đó có các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Nếu có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào về đột quỵ não hay đột quỵ tim, đừng ngại gọi ngay đến số điện thoại 090.170.5566 để được Lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn và giải đáp tường tận nhé!

Đọc tiếp: Tổng hợp các loại thuốc chống đột quỵ tốt nhất hiện nay