Điều trị người bệnh nhồi máu não trong giai đoạn sớm cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tích cực của cả bác sĩ và điều dưỡng phụ trách (người chăm sóc). Chính vì thế, bên cạnh việc điều trị theo quy trình chuẩn của bác sĩ, vai trò của người nhà trong lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn sớm là vấn đề hết sức quan trọng.

Nếu người bệnh được chăm sóc đúng theo quy trình chăm sóc người bệnh nhồi máu não và có chế độ tập luyện đúng thì người bệnh sẽ giảm tối đa các di chứng, biến chứng nguy hiểm, giảm thời gian nằm viện, tiết kiệm chi phí và sớm trở lại cuộc sống thường nhật.

1. Chăm sóc hộ lý

Kế hoạch chăm sóc người bệnh nhồi máu não trong vệ sinh cá nhân gồm có vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, hỗ trợ đại tiểu tiện, thay trang phục hằng ngày.

Người sau đột quỵ có thể bị yếu tay chân hoặc liệt hoàn toàn, do đó những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân họ cần được sự giúp đỡ một phần hoặc hoàn toàn từ người thân trong gia đình. Do đó, bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, gội đầu 2-3 lần mỗi tuần. Nên sử dụng nước ấm 37-45 độ để tắm gội, không dùng nước lạnh, tắm trong phòng kín gió, sàn nhà ít trơn trượt, thời gian tắm không quá lâu chỉ từ 5 đến 7 phút, không tắm vào buổi tối hoặc tắm nơi có gió lùa nhất là những người bị huyết áp cao. Sau khi tắm hãy lau khô cơ thể rồi mới mặc quần áo.
  • Đánh răng sau khi ăn để tránh mắc các vấn đề về răng lợi, sử dụng bàn chải mềm đánh răng làm sạch răng, lưỡi và khoang miệng. Không nên dùng nước súc miệng vì có cồn dễ gây tình trạng khô miệng.
  • Một số bệnh nhân bị biến chứng nặng liệt nửa người, bán thân bất toại nên không thể tự chủ được việc đại tiểu tiện của bạn thân do sự ảnh hưởng của các dây thần kinh điều khiển cơ tròn. Vì thế cách xử lý tốt nhất là đóng bỉm đồng thời sử dụng đệm lót chống tràn và thay thường xuyên đối với bệnh nhân nữ và dùng ống tiểu đối với bệnh nhân nam. Cần vệ sinh sạch sẽ vùng đại tiểu tiện để tránh bị viêm nhiễm.
  • Luôn đảm bảo thông khí: Nằm nghiêng; hút đờm rãi khi cần.
  • Theo dõi huyết áp khi tập luyện: Đối với các bệnh nhân xuất huyết não khi huyết áp bằng hay trên 200/120mmHg cần hạ huyết áp. Đối với các bệnh nhân thiếu máu não cục bộ chỉ nên hạ huyết áp vừa phải, nên duy trì huyết áp ở mức 150/90mmHg.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não vô cùng quan trọng

2. Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhồi máu não cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ phục hồi bệnh. Bằng chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh nhồi máu não:

  • Nhu cầu chất đạm: chất đạm cần đảm bảo ở mức 1g/1kg cân nặng/ ngày. Nên chọn loại thức ăn ít mỡ nhiều đạm thực vật và đạm động vật như cá, thịt nạc, sữa, đậu tương, đậu phụ..Đối với người bệnh có tiền sử suy thận lượng đạm cung cấp vào cơ thể 1 ngày sẽ giảm còn 0,4-0,6g/1kg cân nặng.
  • Vitamin và chất khoáng: Vitamin và chất khoáng có nhiều trong các loại hoa quả, rau củ… giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức đề kháng. Sau cơn nhồi máu não xảy ra nhiều độc tố, các gốc tự do tích tụ nhiều hơn, với việc bổ sung vitamin E,C lâu dần sẽ loại bỏ được độc tố. Các loại vitamin và chất khoáng hay còn gọi các chất chống oxy hóa như dầu hướng dương, giá đỗ, súp lơ, táo…
  • Kẽm: Kẽm tham gia gần như hầu hết các quá trình sinh hóa trong cơ thể, kẽm làm giảm quá trình viêm, sưng não.Các loại thực phẩm giàu kẽm như củ cải,lòng đỏ trứng gà, sò, thịt bò, thịt gà…
  • Thực phẩm có tính kiềm: Khi các thực phẩm có tính kiềm được hấp thụ làm cân bằng lượng acid, đồng thời tế bào não sẽ có môi trường chuyển hóa tốt hơn. Cà tím, cà rốt,  dầu vừng, dầu ô liu, đỗ, chuối là những thực phẩm có nhiều tính kiềm.
  • Thực phẩm kháng đông: Các loại thực phẩm này hỗ trợ làm tan máu tụ, làm các cục máu đông nhỏ lại, Ngăn ngừa đông máu, giúp hệ thần kinh được cải thiện. các thực phẩm kháng đông như chuối, đào, tỏi, gừng, nho…

Khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu não cần lưu ý các loại thực phẩm phải dễ tiêu, dễ hấp thu, tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đặc biệt cần chia nhỏ các bữa ăn để tránh người bệnh đầy bụng, khó tiêu. Trong các bữa ăn phải giảm muối và nước bởi với người bệnh khó khăn trong bài tiết có thể sẽ bị phù do tụ máu ở tĩnh mạch. Ngoài ra, năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn cần điều chỉnh phù hợp để tránh gây tăng cân và bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn sẽ được hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Chế độ độ ăn uống hợp lý là một phần quan trọng trong lập kế hoạch chăm sóc người bệnh nhồi máu não

3. Chăm sóc tâm lý

Chăm sóc tâm lý cho người bệnh là 1 phần vô cùng quan trọng khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não. Người bệnh sau khi nhồi máu não sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với lúc còn khỏe mạnh, tâm sinh lý thay đổi, rối loạn cảm xúc thậm chí là trầm cảm.

Theo số liệu nghiên cứu cho thấy có khoảng 30-50% người bệnh sau nhồi máu não mắc chứng trầm cảm. Trầm cảm, mất ngủ hay rối loạn cảm xúc được cho rằng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ phục hồi của người bệnh sau tai biến. Chính vì vậy, việc chăm sóc tâm lý, tinh thần có vai trò rất quan trọng.

Những bệnh lý về sức khỏe tâm thần càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người thân không chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người bệnh. Do đó, mọi người thân trong gia đình cần chủ động quan sát các biểu hiện bất thường từ người bệnh để có những xử trí kịp thời.

Để làm được điều đó người thân cần nắm rõ kiến thức về bệnh một cách đầy đủ và toàn diện.

Trong mọi tình huống, tuyệt đối không để người bệnh ở một mình nhằm mục đích ngăn cản họ có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Tạo điều kiện để họ tham gia các câu lạc bộ nhồi máu não để có những đồng cảm, học hỏi những động thái tích cực từ người cùng cảnh ngộ. Cố gắng trò chuyện càng nhiều, giao lưu càng nhiều thì người bệnh càng sản sinh ra nhiều suy nghĩ lạc quan hơn.

Những người thân, họ hàng bên cạnh người bệnh cần san sẻ và hỗ trợ bằng tất cả tình yêu và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó sự giúp đỡ của mình có thể khiến người bệnh cảm thấy vô dụng, là gánh nặng cho người khác nên họ sẽ tự cô lập bản thân. Chính vì vậy, người thân bên cạnh cần khuyến khích người bệnh tự làm việc những công việc có thể tự làm được để họ nhận ra họ vẫn còn có ích.

Tâm lý người bệnh cần thoải mái và vui vẻ, lạc quan

4. Hỗ trợ tập vận động phục hồi chức năng

Một số bài tập phục hồi chức năng dành cho người bệnh nhồi máu não:

  • Tự tập ngồi dậy từ tư thế nằm: Nằm nghiêng sang bên phần khỏe, thả 2 chân xuống giường rồi chống tay ngồi dậy.
  • Tập vận động hai tay: Người bệnh nằm hoặc ngồi, hai bàn tay đan vào nhau, giơ cả cánh tay lên trên đầu. Làm liên tục trong vòng 5 phút hoặc khi cảm thấy quá sức.
  • Bài tập hoạt động tay: Người bệnh ở tư thế ngồi, đặt bàn tay yếu lên khăn, tay khỏe để trên tay yếu và bắt đầu đẩy khăn ra trước, sang hai bên. Làm lại từ từ và liên tục khoảng 15 đến 20 lần.
  • Bài tập đứng lên: Hướng dẫn người bệnh nhích người ra gần mép ghế và lùi chân ra sau, hai tay vịn bàn, nhấc mông lên ,duỗi thẳng chân, đứng thẳng lên bằng cách đẩy hông nhẹ ra trước và cố giữ thăng bằng.
  • Bài tập ngồi xuống: Người bệnh đứng trước ghế, mặt sau đùi ở gần thành ghế, giữ lưng thẳng gập bụng , ngồi xuống từ từ chậm rãi.

Hỗ trợ tập vận vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhồi máu não thì người nhà bệnh nhân cần lập kế hoạch chăm sóc người bệnh dựa trên các nguyên tắc như sau:

  • Tập luyện thường xuyên, liên tục để có hiệu quả tốt nhất
  • Khi mới tập luyện luôn bên cạnh động viên tinh thần người bệnh.

XEM THÊM: Phục hồi sau nhồi máu não

5. Kết hợp sử dụng thuốc điều trị

Sau khi ra viện bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng tại nhà. Y học ngày  càng tiến bộ không ngừng, các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, chăm sóc bệnh nhân nhân nhồi máu não tốt hơn.

Bệnh nhân cần được khám lại 06 tháng một lần tại các cơ sở phục hồi chức năng gần nhất.

Ngoài ra, người nhà có thể cân nhắc kết hợp sử dụng các phương pháp không dùng thuốc (châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi) với phương pháp dùng thuốc (thuốc thang, thuốc ngâm, thuốc đắp) kết hợp với y học hiện đại để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y điều trị và hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến nhồi máu não của Lương y Nguyễn Quý Thanh. Thuốc có công dụng làm tan huyết khối gây nhồi máu não, thông sạch lòng máu não, giúp khí huyết lưu thông, do đó các tế bào não bị tổn thương do tai biến nhồi máu não dần hồi phục. Kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng, các di chứng để lại sau tai biến sẽ dần được cải thiện, bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, An Cung Trúc Hoàn còn có khả năng chống đông máu, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu. Đây là các nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến nhồi máu não, chính vì vậy thuốc có công dụng phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não hiệu quả.

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc Đông y duy nhất trên thị trường hiện nay có chứng nhận lâm sàng điều trị tai biến và được Sở Y tế Thái Nguyên cấp phép lưu hành theo số thứ tự 44/SYT ngày 03/06/2015.

An Cung Trúc Hoàn là một trong các loại thuốc trị nhồi máu não tốt

Việc chăm sóc người bệnh nhồi máu não có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và quá trình hồi phục của bệnh nhân sau tai biến nhồi máu não, tuy nhiên người nhà, người chăm sóc không phải lúc nào cũng biết cách làm sao cho đúng.

Trên đây là tư vấn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não khoa học. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc hay các vấn đề khác về bệnh nhồi máu não, các bác đừng ngại gọi đến số điện thoại 0901.70.55.66 để được Lương y Nguyễn Quý Thanh giải đáp thấu đáo.

Tham khảo: Điều trị nhồi máu não hiệu quả bằng thuốc đông y Gia Truyền