Tắc mạch máu não có nguy hiểm không? Tắc nghẽn mạch máu não có chữa được không? Cách điều trị tắc nghẽn mạch máu não như thế nào? Cách phòng chống tái phát tắc nghẽn mạch máu não? Xem ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc về những câu hỏi trên.
1. Tắc mạch máu não có nguy hiểm không?
Tắc nghẽn mạch máu não là 1 trong 2 dạng của đột quỵ và là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tắc nghẽn mạch máu đặc biệt nguy hiểm trên những bệnh nhân có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu.
Tắc nghẽn mạch máu não là hiện tượng lượng máu cung cấp đến não không đủ do mạch máu não bị chèn ép bởi các nguyên nhân như việc hình thành cục máu đông hay các mảng xơ vữa. Khi tắc mạch máu não, vùng não không được đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng do đó các tế bào não sẽ bị hoại tử. Tùy theo vùng não không được cung cấp đủ máu cũng như mức độ tắc nghẽn mạch máu não mà hoạt động chức năng của thần kinh trung ương bị ảnh hưởng là khác nhau.
Tỉ lệ tử vong trên những bệnh nhân mắc bệnh lý này cao, nếu được cứu sống thì cũng có nguy cơ mắc phải những di chứng. Các di chứng có thể gặp khi bị tắc nghẽn mạch máu não là méo miệng, khó khăn trong phát âm, liệt nửa người, tay chân khó vận động, rối loạn đại tiểu tiện, suy giảm nhận thức, mờ mắt,…
2. Tắc nghẽn mạch máu não có chữa được không?
Tùy theo vùng não bị tổn thương, mức độ tổn thương mà quyết định tới việc tắc mạch máu não có chữa khỏi được hay không. Nếu vùng tổn thương rộng và mức độ nghiêm trọng thì việc điều trị ít khả quan.
Thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khả năng phục hồi cao hơn; còn nếu phát hiện muộn, trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể tử vong.
Mặt khác, tùy thuộc tình trạng bệnh nhân có bệnh lý kèm theo cũng ảnh hưởng tới mức độ hồi phục của bệnh nhân đó.
Cách điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, các biện pháp trị liệu giúp hồi phục sau khi bị tắc nghẽn mạch máu não cũng đóng 1 vai trò rất lớn đối với kết quả điều trị, có bệnh nhân sẽ có tiến triển tốt và có khả năng phục hồi hoàn toàn, cũng có bệnh nhân sẽ phải sống với những di chứng.
3. Cách điều trị tắc nghẽn mạch máu não
Nguyên tắc điều trị tắc nghẽn mạch máu não là thuyên tắc mạch máu và hồi phục các tế bào não bị tổn thương, đồng thời kết hợp với luyện tập, chế độ dinh dưỡng để hồi phục chức năng sau đột quỵ nhồi máu não.
3.1. Điều trị tắc mạch máu não bằng thuốc
Sử dụng thuốc vẫn là biện pháp chính để điều trị tắc mạch máu não. Các thuốc tan huyết khối như Streptokinase, Urokinase, rtPA (Recombinant Tisue Plasminogen Activator) (biệt dược Alteplase) được chỉ định nhằm giảm thiểu nguy cơ tàn tật ở những bệnh nhân bị tắc mạch máu não. Các thuốc tiêu huyết khối có công dụng phân giải sợi fibrin, phá tan liên kết của cục máu đông, từ đó đảm bảo việc lưu thông bình thường của dòng máu lên não. Các thuốc này cần được sử dụng cho bệnh nhân càng sớm càng tốt sau khi bị tắc nghẽn mạch máu não, để tăng tỉ lệ cứu sống bệnh nhân cũng như giảm nhẹ các di chứng. Tuy nhiên, các thuốc tiêu huyết khối cần có chỉ định của bác sĩ và được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Hiện nay, ngoài việc sử dụng các thuốc tiêu huyết khối, xu hướng chung là sử dụng các thuốc Đông y có độ an toàn cao và hiệu quả điều trị tốt. An Cung Trúc Hoàn là một bài thuốc thuốc Đông y phòng chống và điều trị tai biến nhồi máu não hiệu quả. Thuốc được bào chế từ 6 loại thảo dược quý hiếm là ô rô, địa long, đẳng sâm, nấm linh xanh, trúc hoàng, sỏi mật bò, có tác dụng phá tan huyết khối, thông sạch lòng mạch giúp khơi thông dòng chảy lên não, điều trị tình trạng tắc nghẽn mạch máu não. Hiệu quả điều trị và độ an toàn của An Cung Trúc Hoàn đã được chứng minh trên hàng ngàn bệnh nhân tắc mạch máu não, đưa họ trở lại cuộc sống bình thường.
Xem thêm: Giới thiệu bài thuốc phòng chống và điều trị tai biến mạch máu não An Cung Trúc Hoàn
3.2. Phẫu thuật tắc mạch máu não
Các biện pháp can thiệp mạch máu não sẽ được tiến hành nếu cục máu đông lớn và việc sử dụng thuốc tiêu huyết khối không hiệu quả hoặc tắc mạch máu não do các mảng xơ vữa gây ra.
- Phương pháp đặt Stent: Đây là phương pháp tái thông mạch máu lớn bằng các can thiệp nội mạch, cũng là phương pháp điều trị tắc mạch máu não hiện đại nhất hiện nay. Thủ thuật can thiệp nông và đặt stent trong lòng động mạch là phương pháp loại bỏ huyết khối có ưu điểm là ít xâm lấn và bệnh nhân không cần được gây mê.
- Phẫu thuật loại bỏ huyết khối: Là phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ các cục máu đông trong lòng mao mạch máu não, có thể tiến hành sau khi phát hiện từ 8-12 giờ, với tỉ lệ thành công lên đến 85%.
- Phẫu thuật mổ động mạch cảnh: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành mổ động mạch cảnh, lấy các huyết khối và bóc tách mảng bám ra, nhằm tăng khả năng cứu sống bệnh nhân đồng thời giảm thiểu các di chứng.
3.3. Tập vận động phục hồi chức năng
Việc tập vận động phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh tự chủ hơn, cũng như thích nghi, hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, do đó các bài tập đó hết sức quan trọng.
- Chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi: Để bệnh nhân dần dần tự chủ được việc nằm và ngồi, tránh nằm một chỗ quá lâu gây mỏi, thì người chăm sóc bệnh nhân cần hỗ trợ trong việc giúp người bệnh chuyển tư thế từ nằm sang ngồi. Khi bệnh nhân đang ở trạng thái nằm ngửa, người chăm sóc luồn tay quàng vai bệnh nhân rồi đỡ bệnh nhân từ từ ngồi dậy.
Bài tập giúp người bệnh chuyển tư thế từ nằm sang ngồi
- Tập luyện vận động chân: Ngay khi ở bệnh viện, người chăm sóc cần hỗ trợ người bệnh trong việc luyện tập co duỗi chân vì sau tắc nghẽn mạch máu não thường để lại những di chứng như khó khăn trong việc vận động nên người bệnh thường ngại vận động, nếu để tình trạng này kéo dài thì khả năng hồi phục giảm; sau đó bài tập tiếp theo là cho bệnh nhân tập đứng và sau đó là hỗ trợ bệnh nhân trong việc tập đi bộ.
Bài tập giúp bệnh nhân tắc nghẽn mạch máu não tập đi lại
- Tập luyện vận động tay: Cũng như chân, các bài tập vận động tay cho người bệnh là hết sức cần thiết. Việc này cần tiến hành càng sớm càng tốt, với các bài tập cơ bản như cho bệnh nhân nằm ngửa rồi thực hiện duỗi và gập cánh tay lên phía vai, cho bệnh nhân cầm nắm những vật nhẹ. Trong quá trình luyện tập của người bệnh, người chăm sóc cần chú ý theo dõi hỗ trợ và cường độ tập luyện được khuyến khích là 3-6 giờ/ ngày.
Phục hồi chức năng tay bằng tập luyện tay
- Tập nói: Vì khó phát âm là một trong những di chứng mà nhồi máu não để lại, nên cần luyện tập thường xuyên để người bệnh phục hồi khả năng ngôn ngữ. Bài tập đầu tiên có thể để người bệnh phát âm các chữ cái, sau đó là tên người, đồ vật, các câu ngắn và cuối cùng là các đoạn dài.
Xem thêm: Phục hồi chức năng với 10+ bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến
3.4. Chăm sóc bệnh nhân tai biến tắc mạch máu não
Để tăng tỉ lệ khả năng hồi phục của bệnh nhân bị tai biến tắc mạch máu não, cần kết hợp hiệu quả các phương pháp chăm sóc.
- Đầu tiên, phải kể đến là chăm sóc tâm lý. Lí do là sau tai biến tắc mạch máu não, bệnh nhân có thể gặp phải 1 số di chứng như méo miệng, khó nói, mờ mắt,liệt nửa người,… từ đó gây nên các cảm giác buồn bã, mặc cảm vì một số sinh hoạt bị phụ thuộc. Do vậy, người chăm sóc những bệnh nhân này cần nói chuyện, động viên tinh thần cũng như hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc bản thân để họ cảm thấy thoải mái và chủ động hơn.
- Chăm sóc dinh dưỡng cũng đóng 1 vai trò hết sức quan trọng. Với 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lí có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Người chăm sóc cần xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân cần lưu ý lượng calo cung cấp là 1000-1500 mỗi ngày, đồng thời làm thức ăn ở dưới dạng mềm lỏng, nên chia thành nhiều bữa, không nên cho bệnh nhân ăn quá no.
Xem thêm: Nhồi máu não nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- Ngoài ra còn cần kết hợp cả chăm sóc vệ sinh. Khi bệnh nhân thường xuyên nằm lâu, người chăm sóc cần xoa bóp cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân không thể tự chủ đại tiểu tiện có thể mặc tã dán thoáng khí cho người bệnh, kết hợp vệ sinh thường xuyên cho người bệnh. Khi tắm rửa cho người bệnh, cần dùng nước ấm, tắm trong vòng 5-7 phút, tuyệt đối không tắm buổi tối.
4. Cách phòng chống tái phát tai biến tắc mạch máu não
Tắc mạch máu não là 1 bệnh dễ tái phát và có thể gây nên những di chứng nghiêm trọng cho người bệnh, do đó việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học cũng như 1 lối sống lành mạnh là hết sức cần thiết. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê 1 vài việc nên làm để tránh tái phát tai biến tắc mạch máu não:
- Bổ sung thêm rau củ, hoa quả.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường.
- Không hút thuốc lá.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn.
- Thường xuyên đo huyết áp.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tầm soát các bệnh lý nguy cơ.
Luyện tập thể dục mỗi ngày góp phần ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu não tái phát
Bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không, Cách điều trị và phòng chống tái phát tắc nghẽn mạch máu não. Hy vọng với bài viết này, sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bác trong việc điều trị cũng như chăm sóc cho người nhà bị tắc nghẽn mạch máu não, đem lại hiệu quả và khả năng phục hồi cao đồng thời phòng chống tái phát bệnh lý này.