Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đúng cách sẽ giúp hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não khoa học hơn.

Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 người bị tai biến mỗi năm và trong số đó có 50% trên tổng số ca tử vong. Số bệnh nhân được sơ cứu cấp cứu tai biến kịp thời thì đa phần phải chịu ảnh hưởng của di chứng tai biến để lại.

Tai biến mạch máu não để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm chức năng vận động (nhẹ thì tê yếu tay chân, nặng thì liệt chân hoặc tay), mất khả năng lao động, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn nhận thức,… Những biến chứng này tạo tâm lý mặc cảm tự ti cho người bị tai biến.

Nếu chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não không đúng cách sẽ gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực cho người bệnh dẫn đến trầm cảm và các biến chứng tai biến càng trầm trọng hơn tạo gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não và các cách hỗ trợ phục hồi

Chính vì vậy, người nhà bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Sau đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đúng cách mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Chăm sóc về tâm lý

Rối loạn cảm xúc là biến chứng sau tai biến mạch máu não. Người bệnh dễ xúc động và thường có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu vì sau đột quỵ bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, không thể tự vận động và lao động,… mọi việc phải có người trợ giúp. Vì thế quan tâm chăm sóc tâm lý là cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần thiết.

Quan tâm đời sống tâm lý là cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hiệu quả.

Theo một vài nghiên cứu cho thấy tâm lý của bệnh nhân tai biến có tác động quan trọng đến khả năng hồi phục sau tai biến đột quỵ. Cũng trong nghiên cứu này chỉ ra, có đến hơn 30% số người bị tai biến bị trầm cảm do không được người nhà quan tâm, động viên và chăm sóc đúng cách. Chính vì thế chăm sóc đời sống tình thần là cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não hiệu quả đã được khoa học chứng minh.

  • Tạo môi trường sống vui vẻ cho người bệnh. 

Đây là cách giữ cho tâm lý người bệnh được thoải mái, vui vẻ,… để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.  

  • Thường xuyên khuyến khích, động viên dành lời khen cho người bệnh để động viên tinh thần, kích thích sự cầu tiến phục hồi của người bệnh là cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hiệu quả. 

Người nhà bệnh nhân không dùng thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với người bị tai biến. Đây là yếu tố tác động lớn đến tâm lý của bệnh nhân làm bệnh trầm trọng hơn.

  • Nên học hỏi và tìm hiểu các kiến thức về cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não từ nhiều nguồn khác nhau để áp dụng đúng cách và khoa học.
  • Thường xuyên đưa bệnh nhân đến chỗ đông người để giao tiếp xã hội, hạn chế để người bệnh ở một mình 24/24 để cải thiện tâm lý, tránh suy nghĩ u uất và tiêu cực.

Mặc cảm, tự ti và rất nhạy cảm là những cảm xúc phổ biến của người bị tai biến. Vì thế người nhà bệnh nhân nên theo dõi, quan tâm và tìm hiểu để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ phù hợp và hiệu quả.

2. Chăm sóc dinh dưỡng

Bên cạnh chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não về tâm lý thì chăm sóc dinh dưỡng cho người bị đột quỵ cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp tăng khả năng phục hồi và ngừa tai biến tái phát. Tuy nhiên cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não khoa học và phù hợp với từng đối tượng người bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Người nhà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ tai biến phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng để cải thiện và tăng khả năng hồi phục sau tai biến và bồi bổ cơ thể cho người bệnh hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo và phù hợp với người bị tai biến giúp hồi phục và ngừa tai biến tái phát.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ về chế độ ăn uống

Đối với trường hợp bệnh nhân hôn mê vừa phẫu thuật không thể tự ăn. Người nhà bệnh nhân nên dùng sự trợ giúp bằng các ống thông để bơm trực tiếp thức ăn vào dạ dày cho người bị tai biến.

Đối với người có thể tự ăn được nhưng bị suy giảm chức năng vận động và cử động kém linh hoạt nên cho người bệnh ăn theo cấp độ từ loãng đến sệt và đặc dần.

Các món ăn của người bị tai biến nên hạn chế lượng muối và các chất béo gây hại, thức ăn nhiều dầu mỡ,… để ngăn ngừa tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu, phòng ngừa đột quỵ tai biến tái phát

Tuyệt đối không để bệnh nhân tai biến uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây hại. Vì khi sử dụng các chất kích thích thì lượng cholesterol xấu tăng cao, gây tổn thương các mao mạch máu khiến tai biến dễ tái phát trở lại.

Lưu ý cách chăm sóc người bị tai biến về tư thế ăn 

Đối với người dùng ống thông bơm thức ăn vào dạ dày thì để bệnh nhân nằm

Nên ghê gối hoặc chăn ở phía sau lưng của người bệnh hoặc dựa vào điểm tựa như giường hoặc ghế chân chạm mặt giường hoặc mặt đất. Điều này giúp người bệnh dễ nuốt hơn.

Sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi từ 15-20 phút để thức ăn tiêu hóa tốt và không bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuyệt đối không tập luyện ngay sau ăn tránh tình trạng xóc bụng và nôn. 

Xem thêm: Người bị tai biến nên ăn gì?

3. Chăm sóc vệ sinh

Cách chăm sóc vệ sinh cá nhân như: Vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng,… cần được thực hiện thường xuyên và đúng cách giúp người bệnh tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da và các bệnh về đường hô hấp.

Người nhà bệnh nhân nên chú ý một số điều dưới đây trong quá trình chăm sóc người bị tai biến để tăng khả năng hồi phục biến chứng tai biến.

Vệ sinh cá nhân

Tắm rửa hàng ngày (thời tiết năng nóng), nên tắm trong phòng kín gió và tắm bằng nước ấm (tắm nhanh trong vòng 5-7 phút). Tuyệt đối không tắm cho bệnh nhân vào buổi tối vì dễ tăng huyết áp tăng khả năng tái phát tai biến mạch máu não.

Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho bệnh nhân tai biến mạch máu não đúng cách.

Gội đầu 2-3 lần một tuần, sấy tóc khô sau khi gội để tránh người bệnh bị nhiễm lạnh.

Chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn cho người bị tai biến. Dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9 độ để súc miệng (không dùng cồn vì gây khô miệng) để sát khuẩn và dùng bàn chải đánh răng có lông mềm mịn để đánh răng.

Đối với bệnh nhân tai biến tiểu tiện không kiểm soát người nhà bệnh nhân nên đóng bỉm và miếng lót chống tràn. Nên vệ sinh và thay bỉm thường xuyên để tránh viêm nhiễm và hăm da cho người bệnh (2-3 tiếng thay bỉm một lần).

Đối với bệnh nhân tai biến bị liệt nửa người nên thay đổi tư thế cho người bệnh thường xuyên để da được thông thoáng hạn chế loét và nhiễm trùng da.

Bệnh nhân tai biến bị suy giảm chức năng vận động nên trong đường hô hấp gia tăng sản sinh nhiều đờm dãi và dễ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi,… Vì thế người nhà nên chú ý vỗ lưng long đờm cho người bệnh.

Vệ sinh môi trường sống của bệnh nhân

Giữ chỗ ở của người bệnh luôn thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh hạn chế sản sinh vi khuẩn và giúp người bệnh được tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh ga gối, đệm, chăn, chiếu của bệnh nhân hạn chế vi khuẩn tích tụ lâu ngày (người bị tai biến thường ăn uống vệ sinh cá nhân ngay tại chỗ ngủ)

Để bệnh nhân tai biến nằm ở khu vực gần với tầm nhìn của người nhà để tiện theo dõi và chăm sóc người bệnh.

4. Chế độ sinh hoạt, tập luyện

Các bài tập trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt… có tác dụng phục hồi chức năng tai biến mạch máu não hiệu quả nếu được chăm sóc và tập luyện đúng cách.

Xoa bóp bấm huyệt cho người bị tai biến

Xoa bóp bấm huyệt vào những huyệt điểm trọng yếu có mối liên quan đến bệnh tai biến như: Huyết áp và tim mạch,…. Đây là phương pháp dùng tay tác động vào các huyệt đạo và các dây thần kinh cảm giác có tác dụng duy trì cơ lực cho người bệnh, tái tạo chức năng cơ bắp, điều hòa khí huyết lưu thông và tăng cường chức năng tuần hoàn não,… 

Khi thực hiện xoa bóp cho người bị tai biến nên thao tác các động tác trượt đẩy dài giúp cơ thể thư giãn và làm mềm các cơ và dây thần kinh cho người bệnh giúp hoạt huyết và ngừa hình thành huyết khối.

Đối với trường hợp bị yếu liệt nửa người nên chú trọng xoa bóp và bấm huyệt ở phần khớp chi (tay, hoặc chân) như: Khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp cổ tay, khớp cổ chân,…

Vị trí các huyệt đạo phần chi trên giúp chữa liệt ở bệnh nhân tai biến.

Bấm các huyệt đạo phần chi dưới giúp chữa liệt chân cho người bị tai biến.

Xem thêm: Hướng dẫn xoa bóp cho người bị tai biến đúng cách và hiệu quả

Tập nói cho người bị tai biến

Đa phần người bị tai biến đột quỵ đều bị ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và gặp các triệu chứng như: nói ngọng, không nói được và khó diễn tả biểu đạt mong muốn cá nhân,… Chính vì thế trị liệu lời nói cũng là cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não quan trọng và nên tập luyện càng sớm càng tốt.

Tập cho người bệnh nói những từ ngữ cơ bản, đơn giản liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như: Ăn cơm, uống nước, đi tiểu,… Tiếp sau đó mới tập phát âm các từ ngữ dài và khó hơn. Sau khi người bệnh thành thạo nói những từ cơ bản thì người nhà nên cho bệnh nhân tập mô tả đồ vật, và nói những gì mình mong muốn,…

Luyện tập kiên trì và đều đặn người bị tai biến có thể cải thiện và hồi phục chức năng ngôn ngữ sau khoảng thời gian là từ 40 tiếng đến 100 tiếng đồng hồ (giải đều ra các ngày). Tuy nhiên khả năng hồi phục nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng cơ địa và thể trạng mỗi người.

5. Chế độ điều trị 

Các bài tập lý trị liệu

Đối với những bệnh nhân chưa thể cử động được người hỗ trợ điều trị nên cho bệnh nhận tập các bài tập cơ bản nhẹ nhàng để họ thích nghi dần với vận động như: Cầm, nâng đồ vật, nâng tay hoặc chân,…

Đối với trường hợp bệnh nhân có thể cử động được nhưng yếu và kém linh hoạt thì nên tập các bài tập nâng cao dần như: Đứng vịn vào điểm tựa, tập thăng bằng, và dồn trọng lượng và bên chi bị yếu liệt,… để tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.

Xem thêm: Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Dùng thuốc trị tai biến, hồi phục chức năng sau tai biến

Bên cạnh kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị tai biến về tâm lý, dinh dưỡng và chế độ luyện tập,… thì việc dùng thuốc trị đột quỵ chống tai biến tái phát cũng rất quan trọng.

Một số thuốc điều trị tai biến hiệu quả như: Thuốc tiêu sợi huyết Alteplase, thuốc tiêu huyết khối Rutozym. Ngoài ra cách thuốc Đông y cũng là 1 nhóm thuốc điều trị tai biến được nhiều người lựa chọn.

Xem thêm: Top 7 thuốc điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay

Thuốc đột quỵ An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông y có công dụng điều trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ tốt nhất hiện nay. Với 100% nguyên liệu thảo dược quý hiếm tự nhiên, không gây tác dụng phụ.

Đặc biệt, thuốc không không chỉ có tác dụng điều trị cho bệnh nhân bị tai biến mà còn có khả năng phòng chống tai biến từ sớm và ngăn chặn tái phát tai biến mạch máu não.

Xem thêm: Top các thuốc chống tai biến, phòng ngừa tai biến mạch máu não tốt nhất

An Cung Trúc Hoàn được sản xuất tại Việt Nam nên có giá thành hợp lý hơn các sản phẩm trị tai biến nhập khẩu. Ngoài ra, thuốc không phân phối qua trung gian nên không xuất hiện hàng giả, hàng nhái.

Thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn phòng chống và hỗ trợ điều trị và hồi phục chức năng sau tai biến hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị tai biến

  • Các dòng thuốc tân dược hỗ trợ điều trị đột quỵ đa phần đều gây ra các tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không sử dụng đúng liều lượng và khoa học. Chính vì thế nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nên chọn những sản phẩm đông y hỗ trợ điều trị tai biến có thành phần tự nhiên để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng và lại có tác dụng chữa bệnh lâu dài. 
  • Uống thuốc đúng giờ để phát huy tác dụng tốt nhất.

Bài viết trên đây vừa hướng dẫn các cách chăm sóc cho bệnh nhân tai biến mạch máu não cho quý bạn đọc tham khảo. Tùy từng cơ địa, tình trạng bệnh để người nhà bệnh nhân lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não phù hợp và hiệu quả.

Nếu các bạn vẫn còn đang băn khoăn về bệnh tai biến đột quỵ hoặc chưa rõ về cách chăm sóc người bị tai biến đúng cách hãy liên hệ tới đường dây nóng: 090.170.5566 để được Lương Y Nguyễn Quý Thanh giải đáp và tư vấn kỹ càng.