Xuất huyết não có tái phát không? Nguy cơ tái phát đột quỵ xuất huyết não là như thế nào? Phương pháp phòng ngừa tái phát bệnh xuất huyết não?

Như ta đã biết, người bệnh xuất huyết não dù vượt qua cơn nguy kịch vẫn mất một thời gian dài để hồi phục các chức năng bị tổn hại. Nhiều người lo ngại về một cơn xuất huyết não tái phát sẽ khiến họ phải đối mặt với “ngưỡng sinh tử” lần nữa. 

Vậy, thực sự bệnh xuất huyết não tái phát không? Bài viết sau sẽ có câu trả lời khiến các bác phải kinh ngạc!

1. Bệnh xuất huyết não có tái phát không?

Xuất huyết não là một dạng tai biến mạch máu não rất đáng sợ, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng dữ dội như đau đầu, choáng váng, tê liệt người, nôn mửa, nói năng ú ớ, mất ý thức, co giật,….

Người bệnh tai biến xuất huyết não nặng có mạch máu bị vỡ ra, chảy máu tràn vào các nhu mô não, hủy hoại các tế bào thần kinh và gây ra những rối loạn ở não, loạn nhịp tim, nhịp thở, hôn mê sâu.

Các nghiên cứu cho thấy, đối với các bệnh nhân có tiền sử tai biến đột quỵ các thể xuất huyết não hay nhồi máu não sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn rõ rệt so với nhóm người bình thường. Cụ thể là:

  • Người từng mắc đột quỵ xuất huyết não có thể tái phát bệnh lần 2 cao gấp 7 lần người chưa từng bị.
  • Tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ xuất huyết não lần đầu là từ 5 – 25% trong năm đầu tiên.
  • Nguy cơ tái phát xuất huyết não vẫn mức cao trong 5 năm tiếp theo với tỷ lệ tăng lên 10% – 50%.
  • Xuất huyết não tái phát lần sau thường trầm trọng hơn lần trước.

Tai biến xuất huyết não tái phát là do bệnh không được điều trị dứt điểm hoặc không quản lý chặt chẽ các yếu tố nguy cơ (đặc biệt là tăng huyết áp) trong thời gian hồi phục.

Do đó, chú trọng chăm sóc bệnh nhân sau xuất huyết não là điều cần thiết, nhưng không được bỏ qua các biện pháp phòng ngừa tái phát xuất huyết não trong những năm sau đó.

Xem thêm: Nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết não

2. Cách phục hồi sau xuất huyết não

Đa số người bệnh phải sống cùng các di chứng sau đột quỵ xuất huyết não, nên việc điều trị và chăm sóc đúng cách có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sau bệnh. Nếu có tâm lý xao lãng, buông xuôi sẽ khiến cho khả năng cải thiện di chứng thấp, bệnh nhân có thể tàn phế suốt đời hoặc nguy cơ cao tái phát xuất huyết não lần nữa.

2.1. Thực hiện bài tập vận động

  • Tập lăn sang các bên: Người nhà nâng tay và chân lành lên đưa về phía bên liệt, xoay cả nửa thân mình sang bên liệt (đây là cách lăn sang bên liệt). Hoặc đan hai bàn tay vào nhau, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang bên lành, đẩy hông xoay sang bên lành (đây là cách lăn sang bên lành).
  • Tập ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh làm chỗ tựa để người bệnh bấu vào một bên cánh tay, một tay còn lại người nhà choàng qua đỡ vai người bệnh, từ từ đỡ người bệnh ngồi dậy.
  • Tập kéo giãn vai: Người bệnh nằm trên giường, hai bàn tay kê dưới đầu, ấn nhẹ khuỷu tay ra phía sau theo khả năng cho phép.
  • Tập kéo giãn cánh tay: Người bệnh ngồi trên giường, tay liệt chống ra xa, tay lành giữ khuỷu tay liệt sao cho tay thẳng, bàn tay và các ngón xòe ra, giữ đúng tư thế trong 15 – 20 giây.
  • Tập duỗi gối: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa, chân liệt đặt trên ghế đối diện. Dùng tay lành đặt lên tay liệt và dùng hai tay ấn thẳng xuống đầu gối sao cho khớp gối căng giãn nhất có thể.
  • Tập kéo giãn cổ chân liệt: Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Người nhà dùng một tay giữ cẳng chân người bệnh, tay kia dùng ngón cái và ba ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh, vừa kéo chân người bệnh xuống và đẩy mũi chân theo hướng ngược lại.
  • Tập di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại: Đặt xe lăn sát cạnh giường và nghiêng góc 45 độ về bên lành, người bệnh nhấc mông chồm người tới trước, tay lành chống lên ghế xe lăn rồi nhấc người qua. Tương tự, người bệnh muốn di chuyển từ xe lăn qua giường thì tay lành vịn thành giường và nhấc người qua.
  • Tập đứng lên, ngồi xuống: Người bệnh nhổm người lên và đưa 2 vai ra phía trước, tay tì lên bàn hoặc thanh vịn; nhấc mông lên, đẩy hông về trước, duỗi thẳng gối để phân bổ trọng lượng đều trên cả hai chân. Khi ngồi thì người bệnh gập hông ra sau và hạ mông nhẹ nhàng xuống mặt ghế.
  • Tập thay quần áo: Xỏ tay áo hoặc ống quần cho bên liệt trước, bên lành sau. Ngược lại, cởi tay áo hoặc ống quần bên lành trước rồi đến bên liệt sau.

2.2. Chăm sóc dinh dưỡng phù hợp

  • Cân đối tổng nhu cầu năng lượng cho người bệnh ở mức từ 1.800 – 2.200 kcal mỗi ngày. Dung nạp đa dạng các nhóm thực phẩm đạm – béo – tinh bột, ưu tiên thức  ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau củ quả, trái cây.
  • Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, đảm bảo 3 bữa chính và các bữa phụ khác. Không cho người bệnh ăn quá no là cách giảm áp lực cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp.
  • Chế biến thực phẩm theo cách thanh đạm, hạn chế sử dụng dầu mỡ chiên xào và nêm quá nhiều gia vị (nhất là thức ăn béo, mặn, cay nóng).
  • Thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, cắt nhỏ, nấu nhừ để người bệnh dễ nhai nuốt và tiêu hóa.
  • Khuyến khích người bệnh tự thao tác ăn uống để tăng cơ hội cử động tay, để họ nhai nuốt chậm rãi và không thúc ép.
  • Nếu bệnh nhân bị hôn mê sâu, sống thực vật hoặc rối loạn nuốt thì sẽ truyền dinh dưỡng qua ống thông (sonde) theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.3. Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ

  • Vệ sinh cơ thể người bệnh bằng nước ấm, lau khô trước khi mặc đồ và thay quần áo sạch mỗi ngày.
  • Xoa bóp cơ thể người bệnh xuất huyết não bằng phấn rôm hoặc rượu thuốc tại những vùng da kín, xương cùng cụt, bả vai, gót chân, mông, lưng, gáy,… giúp phòng ngừa nguy cơ lở loét tỳ đè.
  • Lăn trở tư thế nằm sang các bên từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông dễ dàng, tránh hầm bí và lở loét da.
  • Cho bệnh nhân tai biến xuất huyết não nằm chiếu cói, nệm nước để tăng độ thông thoáng da. Thường xuyên giặt giũ và phơi khô các vật dụng gối chăn đệm để diệt khuẩn.
  • Mang thêm bỉm tã người lớn cho người bệnh xuất huyết não bị rối loạn đại tiểu tiện. Thay bỉm 3 – 4 lần trong ngày và vệ sinh vùng hạ bộ để phòng ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu.

2.4. Liệu trị tâm lý tích cực

  • Trò chuyện với bệnh nhân thường xuyên dù họ vẫn còn hay đã mất nhận thức, động viên tinh thần người bệnh luôn thoải mái, lạc quan vượt qua bệnh tật.
  • Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các kỹ năng cơ bản như đánh răng, rửa mặt, cầm nắm dụng cụ, chải đầu, ăn uống, thay đồ, đi vệ sinh,… Có thể hỗ trợ người bệnh trong giai đoạn đầu nhưng không khiến họ cảm thấy mình vô dụng.
  • Giúp bệnh nhân xuất huyết não tham gia vào một số tổ chức như trung tâm phục hồi chức năng, câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ người khuyết tật,… để họ có cơ hội chia sẻ, thấu cảm, vươn lên cùng với những người đồng cảnh ngộ.

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh xuất huyết não tái phát

  • Kiểm soát huyết áp là mục tiêu quan trọng trong dự phòng và ngăn ngừa tái phát đột quỵ xuất huyết não.
  • Điều trị các yếu tố nguy cơ của tai biến xuất huyết não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu,…
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, nếu giảm ít nhất 4 – 5 kg có thể làm giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol trong máu.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học như giảm thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Không ăn quá mặn, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều natri. Một chế độ ăn uống chứa ít nhất 5 khẩu phần trái cây hoặc rau quả hằng ngày giúp làm giảm táo bón và nguy cơ tái phát đột quỵ xuất huyết não.
  • Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, bỏ uống rượu bia.
  • Hạn chế thay đổi thân nhiệt đột ngột, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc các đợt gió mùa.
  • Không cho người bệnh tắm đêm (đặc biệt là người bị cao huyết áp), nên tắm trong phòng kín gió và tắm bằng nước ấm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc. Tránh căng thẳng quá mức, tức giận hoặc xúc động mạnh.
  • Tránh các hoạt động thể lực quá sức như khiêng vác đồ nặng, chơi các môn thể thao mạnh,…
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, yoga, thiền,…
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc dự phòng xuất huyết não tái phát.

Xem thêm: xuất huyết não có nguy hiểm không

4. An Cung Trúc Hoàn – Thuốc điều trị và phòng ngừa tai biến xuất huyết não tái phát được nhiều người tin dùng

Có thể nói, việc thực hiện chăm sóc toàn diện, luyện tập vận động và kết hợp điều trị bằng bài thuốc tai biến An Cung Trúc Hoàn là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay để tăng hiệu quả cải thiện di chứng và dự phòng xuất huyết não tái phát.

Nói về An Cung Trúc Hoàn là sản phẩm Đông dược do Lương y Nguyễn Quý Thanh hoàn thiện nghiên cứu từ bài thuốc gia truyền hơn 300 năm của gia tộc Nguyễn Quý.

An Cung Trúc Hoàn đã được Sở Y tế Thái Nguyên cấp phép lưu hành trên thị trường từ năm 2015. Kết quả chứng minh lâm sàng với hơn 1,000 người bệnh bị thiếu máu não, nhũn não, xuất huyết não (từ năm 1997) đã cho thấy tình trạng sức khỏe khả quan chỉ sau từ 1 -2 tuần sử dụng sản phẩm.

Các công dụng hữu ích mà thuốc An Cung Trúc Hoàn mang lại đó là:

  • Điều trị đột quỵ xuất huyết não: Bổ sung tế bào hồng cầu huyết sắc tố, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm phản ứng sưng đau, thông sạch lòng mạch não, tiêu giải sợi huyết bầm, tăng độ bền chắc của mạch máu, thúc đẩy bơm máu lên não và các chi hoại tử, kích thích ăn ngon và ngủ ngon để cơ thể phục hồi nhanh….
  • Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não: Điều hòa huyết áp động mạch, giảm cholesterol trong máu, sản sinh insulin tự nhiên cho người tiểu đường, thúc đẩy cơ tim co bóp, bồi bổ thận và ngũ tạng để cơ thể bình phục từ trong ra ngoài, giảm thiểu nguy cơ bệnh xuất huyết não tái phát.

Kết luận:

Xuất huyết não là bệnh có thể tái phát nhiều lần nên các bác cần hết sức lưu tâm. Để có một liệu trình điều trị và phòng ngừa xuất huyết não tái phát bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn phù hợp nhất, các bác chỉ cần dành ít phút nhấc máy liên lạc với Lương y Nguyễn Quý Thanh qua số hotline 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trực tuyến trên website www.anhcungtruchoan.com.