Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ xuất phát từ việc lạm dụng rượu, bia và sử dụng các chất kích thích, đi kèm với lối sống lười vận động làm gia tăng các bệnh lý khác.

BS Đỗ Mai Huyền, Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa T.Ư cho biết, tỷ lệ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, trong đó có những nguyên nhân do chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và đường, bên cạnh đó là việc ít vận động, tập luyện… khiến mạch máu não xơ hóa nhanh dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

“Chúng tôi đã gặp trường hợp bệnh nhân mới 14 tuổi, nặng 74kg đã bị đột quỵ, nhồi máu diện rộng, “một bán cầu không có máu tưới” dẫn đến bị liệt. Do đó, cần thiết có giáo dục tuyên truyền sớm về dự phòng đột quỵ cho người trẻ. Bệnh lý chủ yếu do tắc mạch máu não, xơ vữa mạch máu não khi độ tuổi còn rất trẻ”, BS Mai Huyền nói.

BS Mai Huyền khuyến cáo người trẻ chủ động dự phòng đột quỵ ở người từ việc điều chỉnh chế độ ăn không nhiều chất béo, chất ngọt, đồng thời vận động nhiều.

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18- 45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua. Ở Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng đáng báo động (khoảng 25% các ca đột quỵ)

Đột quỵ là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau tim mạch và ung thư. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng nhanh, chiếm khoảng 25%.

Vậy nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đâu? Làm cách nào để nhận biết được nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo bị đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?

Xem thêm: Đột quỵ là gì? Những điều cần biết về bệnh đột quỵ

nguyen-nhan-dot-quy-o-nguoi-tre-tuoi

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đâu?

5 nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

Theo chia sẻ Cục quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y Tế, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị đột quỵ. Trong báo cáo thống kê, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và khoảng 50% trong số những người đó bị tử vong hoặc bị những di chứng rất nặng nề như liệt toàn thân, liệt nửa người, tâm thần,… 

Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi, sự ra đi của họ để lại trong lòng người thân, bạn bè biết bao nhiêu sự tiếc nuối. Vậy tại sao những người trẻ tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có nguy cơ bị đột quỵ rất cao?

Dưới đây là 5 nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ mà bạn cần biết để phòng tránh.

1. Người trẻ tuổi hay thức khuya gây đột quỵ

Người trẻ tuổi thường có thói quen thức khuya làm việc, đi chơi, xem phim,… mà không ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, nếu bạn thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày thì có nguy cơ đột quỵ rất cao. Bởi tình trạng thiếu ngủ dễ dẫn đến xơ vữa mạch máu, rối loạn mỡ máu hoặc tăng huyết áp,…

Đây chính là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi khá phổ biến.

Đọc thêm: Tại sao bị đột quỵ? Nguyên nhân đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

nguyen-nhan-dot-quy-o-nguoi-tre-tuoi

Thức khuya thường xuyên là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi.

2. Người trẻ tuổi lười vận động dễ gây đột quỵ

Số lượng người trẻ làm việc văn phòng, lười vận động, không tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm tỉ lệ khá lớn. Những người này có khả năng bị đột quỵ cao hơn khoảng 20% so với người thường xuyên vận động.

Vì thế, để hạn chế nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi do lười vận động, bạn hãy thiết lập cho mình một lối sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình.

3. Người trẻ tuổi thuốc lá, rượu, bia, cần sa nhiều dễ gây đột quỵ

Sử dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc ngừa thai và các chất kích thích như ma túy, cần sa,… trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.

Bởi các loại thuốc hay chất kích thích này làm tăng huyết áp, gia tăng tình trạng xơ cứng động mạnh, khiến tim, phổi phải làm việc nhiều hơn dẫn đến khả năng đột quỵ cao.

nguyen-nhan-dot-quy-o-nguoi-tre-tuoi

Stress cũng là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi.

4. Người trẻ có nhiều áp lực trong cuộc sống gây đột quỵ

Do áp lực công việc, áp lực cuộc sống, nhiều người trẻ có lối sống, lối sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống không cân bằng dưỡng chất, thường xuyên bị stress và nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm.

Từ đó, dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu đi, thần kinh bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày một tăng cao.

5. Các nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi khác

Nếu người trẻ có sẵn các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường hay dị dạng mạch máu não thì khả năng bị đột quỵ rất cao. Bệnh lý là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất.

Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, bạn cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ, khi nhận thấy có các dấu hiệu đột quỵ cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải uống thuốc và theo dõi sức khỏe theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi cần chú ý

Đột quỵ ở người trẻ gây ra những cái chết đầy đau xót, tiếc nuối. Nếu người bị đột quỵ được phát hiện trong thời gian vàng trong đột quỵ (khoảng 6 giờ), tốt nhất là trong khoảng 1 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh thì có thể không bị tử vong và tránh được những di chứng đáng tiếc do đột quỵ gây ra như liệt tứ chi, bại não,…

Xem thêm: Cách sơ cứu đột quỵ não chính xác giúp hạn chế di chứng

Cần ghi nhớ những dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ tuổi dưới đây.

Ngoài việc nắm được những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi, hãy ghi nhớ 4 dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở người trẻ dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình:

  1. Mất khả năng nói: Người trẻ khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên không hiểu người khác nói gì hoặc bị méo miệng, khó nói, không thể nói.
  2. Rủ mặt: Nếu mặt bạn bỗng nhiên bị lệch hẳn đi, chảy xệ xuống thì hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
  3. Suy giảm thị lực: Bỗng nhiên 1 hoặc cả 2 bên mắt bỗng nhiên không nhìn thấy gì hoặc bị hoa mắt.
  4. Tê liệt 1 bên cơ thể: Chân hoặc tay hoặc thậm chí nửa người đột nhiên không thể cử động được là dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ chính xác nhất.

Ngoài 4 dấu hiệu kể trên thì một số triệu chứng như nôn ói, đau đầu dữ dội,… cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi. Vì thế, khi có những dấu hiệu trên, bạn không nên chủ quan, hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra.

Xem thêm: Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ để phòng tránh kịp thời

Nếu người trẻ không mắc các bệnh lý nào khác và được cấp cứu kịp thời thì khả năng phục hồi sức khỏe cao hơn so với người lớn tuổi rất nhiều.

Lời khuyên dành cho những bạn trẻ hiện nay đó là hãy chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích, thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe. 

Với những người trẻ đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đột quỵ hay từng bị đột quỵ hoặc có các bệnh lý về mạch máu não, tim mạch,… nên sử dụng thêm một số thuốc chống đột quỵ, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe để ngăn ngừa đột quỵ từ sớm.

Bài thuốc hay phòng đột quỵ cho người trẻ tuổi

An Cung Trúc Hoàn là thuốc Đông y có khả năng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, ổn định huyết áp, cải thiện di chứng tê liệt chân tay, méo miệng, đau đầu,… do đột quỵ gây ra.

An Cung Trúc Hoàn – Phòng ngừa đột quỵ cho người trẻ tuổi

An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc bí truyền của dòng họ Nguyễn Quý – Dòng họ là thái y trong triều đại Nhà Lê. Với 100%  nguyên liệu là các thảo dược quý hiếm, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, An Cung Trúc Hoàn được rất nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước sử dụng để phòng tránh và điều trị đột quỵ. 

Nếu bạn có những dấu hiệu bị đột quỵ, hãy nhấc máy lên gọi đến Hotline: 090.170.55.66 để được gặp trực tiếp Lương Y Nguyễn Quý Thanh. Với những kiến thức và kinh nghiệm điều trị được cha ông truyền lại cũng như kinh nghiệm thực tế, Lương Y sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa các biến chứng do đột quỵ gây ra.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn biết được những nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi và dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ cần nhận biết sớm. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân để tránh được những điều đáng tiếc do sự chủ quan hay thiếu hiểu biết nhé!

Xem tiếp: Hiểu về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh để đảm bảo tính mạng bản thân